- Back to Home »
- bên lề , Cuộc sống »
- [Bên Lề YGO] Cách Phân Biệt Real Card và Fake Card (Phần 2)
Posted by :
Haou Judai
* Ghi rõ nguồn dưới mỗi bài viết thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả *
Facebook: https://www.facebook.com/mahadoyugi
Phần 1 đã cho chúng ta biết một số điều cơ bản nhất về bài Real (Rarity, giá tiền...) và sự khác biệt giữa Real và Fake. Như đã đề cập ở bài trước, nếu bạn là người trực tiếp mua qua Website uy tín, qua các hội YGO ở Việt Nam, bạn sẽ ít có khả năng bị lừa giữa bài Real và Fake. Còn nếu bạn mua qua tay của một người khác, bạn cần phải được trang bị những kiến thức đầy đủ, kết hợp với kinh nghiệm của mình để có thể đánh giá chuẩn xác một lá bài, tránh trường hợp mua phải bài Fake với giá tiền quá cao tiền mất tật mang.
Ở phần 2 này, tác giả sẽ giúp các bạn tìm hiểu các thông số của một lá bài cũng như vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng rất nhiều người không nắm rõ - tem của lá bài!
Các bạn có thể đón đọc phần 1 tại ĐÂY.
Các bạn có thể đón đọc phần 1 tại ĐÂY.
MỤC LỤC
I. Những thông số cơ bản của một card
1.1. Tên
1.2. Khung Text
1.3. Mã Set
1.4. Mã Serial
1.5. Edition và Tem
II. Tổng kết các bước phân biệt Real và Fake
I. NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MỘT CARD
Chúng ta cùng xét lá bài Constellar Kaus sau:
1.1. Tên
Điều đầu tiên chúng ta cần "liếc mắt" qua là tên của lá bài. Chúng ta chỉ xem xét quân bài bằng Tiếng Anh, các loại tiếng khác như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha cũng được áp dụng tương tự.
Nếu lá bài có tên không giống như trên Yugioh Card Database (click vào đường link để xem) tức là lá bài đó Fake. Có rất nhiều lý do bài Fake ghi tên sai:
+ Card đó chưa ra TCG nên việc dịch tên từ tiếng Nhật sang tiếng Anh chưa chính thức
+ Do lỗi in ấn. Điều này thường rất hiếm xảy ra ở bài Real.
Các bạn cần chú rằng Database này chỉ cập nhật card của TCG, thế nên những lá bài mới phát hành ở OCG sẽ không có dữ liệu ở đây.
Ví dụ: Bạn vừa mua một lá bài tên "Madolche Angelly" (tháng 4/2014). Bạn tra từ "Angelly" trên trang Web Database và không thấy hiện ra kết quả => Lá bài của bạn là Fake (do Angelly chưa chính thức ra TCG nên không thể có lá bài này bằng tiếng Anh được)
*Kinh nghiệm: chịu khó theo dõi để ý những lá bài đã ra TCG/OCG và chơi thật nhiều để quen tên của chúng (mục [Điểm tin YGO] của page sẽ giúp ích bạn khá nhiều)
1.2. Khung Text
Khung Text là nơi effect hay và các thông tin về lá bài đó được in (như hình vẽ). Nếu các bạn để ý kĩ, tất cả những lá bài Real đều có Text viết trên phông chữ đẹp, rất rõ ràng và hiếm khi bị sai chính tả, thiếu chữ...
Ngược lại, đa phần card Fake sẽ rơi vào các trường hợp sau đây:
+ Effect đọc không hiểu gì cả! (chủ yếu là do việc Trung Quốc dùng Google Translate hoặc các phần mềm dịch tương tự nên khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh sẽ bị tình trạng word-by-word)
+ Phông chữ không giống như bài Real (chữ in nghiêng, in mờ, chữ quá đậm ...)
+ Sai chính tả, thiếu chữ
Tuy nhiên, có những lá bài Fake in rất chuẩn và đẹp và nếu chỉ xét các mục 1.1 và 1.2 chúng ta khó có thể phân biệt được. Các công cụ khác sẽ được giới thiệu ở các mục dưới đây và ở bài viết khác.
1.3. Mã Set
Mục này có vẻ khá phức tạp với các bạn, đặc biệt là những người mới chơi, nhưng lại là một trong các mục QUAN TRỌNG nhất, chiếm tới 30,40% khác biệt giữa bài Fake và Real.
Mã Set thể hiện lá bài đó được in trong set nào. Nếu bạn theo dõi mục [Điểm tin YGO] của Mahadoyugi, chắc hẳn các bạn sẽ thấy tác giả đưa rất nhiều tin về các Set.
Trong trường hợp của lá bài Constellar Kaus này, mã Set là HA07 - EN045. Điều này có nghĩa rằng:
+ Constellar Kaus được in ở set Hidden Arsenal 07 (có mã viết tắt là HA07)
+ Ngôn ngữ bằng Tiếng Anh (EN)
+ Có số thứ tự trong set là 045
Bài Fake khác bài Real ở điểm này nhất. Thường những lá bài Fake sẽ ghi một mã Set nào tự "bịa ra", hoặc thay vì ghi là EN lại ghi là JP (Japan). Vậy làm thế nào để chúng ta biết được Mã Set có phải "bịa" hay không?
Nếu các bạn đang ở trang Database, hãy gõ tên của lá bài đó vào. Ví dụ mình gõ "Bubbleman" và chọn Elemental HERO Bubbleman. Ta sẽ thấy tất cả tên Set, ngày Release của Set đó và mã Set (như hình dưới)
*Kinh nghiệm: Trước khi mua bạn cần tìm hiểu cẩn thận và yêu cầu người bán nói rõ Mã Set cho mình!
1.4. Mã Serial
Mục này thường những lá bài Fake sẽ ghi sai hoàn toàn! Tuy nhiên chúng ta cũng không cần để ý tới lắm vì nếu đã ghi sai tên Mã Set (mục 1.3) thì chắc chắn mã Serial sẽ không thể đúng được. Điều này thường xảy ra ở những lá bài Fake của những lá chưa được ra TCG.
1.5. Edition & Tem
Một mục tưởng chừng đơn giản nhưng có tỉ lệ người nhầm lẫn nhiều nhất! Trước hết mình sẽ giải thích sơ qua về Edition:
Edition (phiên bản) giúp ta biết được lá bài được in trong đợt đầu hay những đợt sau đó. Thông thường, một Set (ví dụ như Primal Origin) sẽ được in đi in lại rất nhiều lần - và đợt in đầu tiên sẽ có tên "1st Edition".
Có các loại Edition như sau: Limited Edition, 1st Edition, Unlimited Edition. Có 2 loại tem: vàng và bạc. Hình minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự liên quan giữa Edition và Tem:
Limited Edition:
- Những lá bài được in trong các hộp Collector Tin, hoặc được cấp trong ngày có event Sneak Peek giới thiệu Set mới. Bạn có thể không cần hiểu sâu sắc về vấn đề này lắm.
- Dòng "LIMITED EDITION" được in (viết hoa như trên)
- Tem vàng
1st Edition:
- Đợt in đầu tiên của một Set.
- Dòng "1st Edition" được in
- Tem vàng
Unlimited Edtion:
- Các đợt in sau của Set đó
- Không có dòng Edition nào cả
- Tem bạc
Vậy sự khác biệt giữa bài Real và Fake ở đâu? Mời các bạn theo dõi bảng so sánh sau:
1.1. Tên
Điều đầu tiên chúng ta cần "liếc mắt" qua là tên của lá bài. Chúng ta chỉ xem xét quân bài bằng Tiếng Anh, các loại tiếng khác như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha cũng được áp dụng tương tự.
Nếu lá bài có tên không giống như trên Yugioh Card Database (click vào đường link để xem) tức là lá bài đó Fake. Có rất nhiều lý do bài Fake ghi tên sai:
+ Card đó chưa ra TCG nên việc dịch tên từ tiếng Nhật sang tiếng Anh chưa chính thức
Tên ghi sai so với tên chính thức TCG |
Tên in thiếu "Hyunlei" |
Ví dụ: Bạn vừa mua một lá bài tên "Madolche Angelly" (tháng 4/2014). Bạn tra từ "Angelly" trên trang Web Database và không thấy hiện ra kết quả => Lá bài của bạn là Fake (do Angelly chưa chính thức ra TCG nên không thể có lá bài này bằng tiếng Anh được)
*Kinh nghiệm: chịu khó theo dõi để ý những lá bài đã ra TCG/OCG và chơi thật nhiều để quen tên của chúng (mục [Điểm tin YGO] của page sẽ giúp ích bạn khá nhiều)
1.2. Khung Text
Khung Text là nơi effect hay và các thông tin về lá bài đó được in (như hình vẽ). Nếu các bạn để ý kĩ, tất cả những lá bài Real đều có Text viết trên phông chữ đẹp, rất rõ ràng và hiếm khi bị sai chính tả, thiếu chữ...
Ngược lại, đa phần card Fake sẽ rơi vào các trường hợp sau đây:
+ Effect đọc không hiểu gì cả! (chủ yếu là do việc Trung Quốc dùng Google Translate hoặc các phần mềm dịch tương tự nên khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh sẽ bị tình trạng word-by-word)
+ Phông chữ không giống như bài Real (chữ in nghiêng, in mờ, chữ quá đậm ...)
+ Sai chính tả, thiếu chữ
Phông chữ nghiêng |
ATK/DEF sai |
Tuy nhiên, có những lá bài Fake in rất chuẩn và đẹp và nếu chỉ xét các mục 1.1 và 1.2 chúng ta khó có thể phân biệt được. Các công cụ khác sẽ được giới thiệu ở các mục dưới đây và ở bài viết khác.
1.3. Mã Set
Mục này có vẻ khá phức tạp với các bạn, đặc biệt là những người mới chơi, nhưng lại là một trong các mục QUAN TRỌNG nhất, chiếm tới 30,40% khác biệt giữa bài Fake và Real.
Mã Set thể hiện lá bài đó được in trong set nào. Nếu bạn theo dõi mục [Điểm tin YGO] của Mahadoyugi, chắc hẳn các bạn sẽ thấy tác giả đưa rất nhiều tin về các Set.
Trong trường hợp của lá bài Constellar Kaus này, mã Set là HA07 - EN045. Điều này có nghĩa rằng:
+ Constellar Kaus được in ở set Hidden Arsenal 07 (có mã viết tắt là HA07)
+ Ngôn ngữ bằng Tiếng Anh (EN)
+ Có số thứ tự trong set là 045
Bài Fake khác bài Real ở điểm này nhất. Thường những lá bài Fake sẽ ghi một mã Set nào tự "bịa ra", hoặc thay vì ghi là EN lại ghi là JP (Japan). Vậy làm thế nào để chúng ta biết được Mã Set có phải "bịa" hay không?
Nếu các bạn đang ở trang Database, hãy gõ tên của lá bài đó vào. Ví dụ mình gõ "Bubbleman" và chọn Elemental HERO Bubbleman. Ta sẽ thấy tất cả tên Set, ngày Release của Set đó và mã Set (như hình dưới)
*Kinh nghiệm: Trước khi mua bạn cần tìm hiểu cẩn thận và yêu cầu người bán nói rõ Mã Set cho mình!
1.4. Mã Serial
Mục này thường những lá bài Fake sẽ ghi sai hoàn toàn! Tuy nhiên chúng ta cũng không cần để ý tới lắm vì nếu đã ghi sai tên Mã Set (mục 1.3) thì chắc chắn mã Serial sẽ không thể đúng được. Điều này thường xảy ra ở những lá bài Fake của những lá chưa được ra TCG.
1.5. Edition & Tem
Một mục tưởng chừng đơn giản nhưng có tỉ lệ người nhầm lẫn nhiều nhất! Trước hết mình sẽ giải thích sơ qua về Edition:
Edition (phiên bản) giúp ta biết được lá bài được in trong đợt đầu hay những đợt sau đó. Thông thường, một Set (ví dụ như Primal Origin) sẽ được in đi in lại rất nhiều lần - và đợt in đầu tiên sẽ có tên "1st Edition".
Có các loại Edition như sau: Limited Edition, 1st Edition, Unlimited Edition. Có 2 loại tem: vàng và bạc. Hình minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự liên quan giữa Edition và Tem:
Limited Edition:
- Những lá bài được in trong các hộp Collector Tin, hoặc được cấp trong ngày có event Sneak Peek giới thiệu Set mới. Bạn có thể không cần hiểu sâu sắc về vấn đề này lắm.
- Dòng "LIMITED EDITION" được in (viết hoa như trên)
- Tem vàng
1st Edition:
- Đợt in đầu tiên của một Set.
- Dòng "1st Edition" được in
- Tem vàng
Unlimited Edtion:
- Các đợt in sau của Set đó
- Không có dòng Edition nào cả
- Tem bạc
Vậy sự khác biệt giữa bài Real và Fake ở đâu? Mời các bạn theo dõi bảng so sánh sau:
Bài
Real
|
Bài
Fake
|
Limited
Edition: Tem vàng
|
Thường
không in Edition này.
Nếu
có, tem bạc
|
1st
Edition: Tem vàng
|
1st
Edition: Tem bạc
(Hầu
hết đến 99% bài Fake đều in “1st Edition”)
|
Unlimited
Edition: Tem bạc
|
Thường
không in Edition này
Nếu
có, không có tem
|
Tuy nhiên, dù rất hiếm gặp, nhưng 1% còn lại có những lá bài Fake in "1st Edition" mà vẫn có Tem vàng. Theo tác giả, đây là loại bài Fake in "tinh vi" nhất. Để phân biệt, bạn hãy sờ vào tem. Nếu nhìn thấy tem lấp lánh và nhìn rõ "con mắt Anubis" (Eye of Anubis) và một phần chữ Yu-Gi-Oh! thì đấy là bài Real. Ngoài ra, tem của bài Real được in khá "chìm", không tạo cảm giác rằng tem được "dán vào" như bài Fake. Thật sự phần kiểm định này khá khó với những bạn mới chơi hoặc chưa quen với bài Real.
*Kinh nghiệm: Hãy cầm những lá bài cảm thấy nghi ngờ lên các hội YGO, các trang cộng đồng mạng uy tín để hỏi.
II. TỔNG KẾT CÁC BƯỚC ĐỂ PHÂN BIỆT REAL VÀ FAKE CARD
Hầu hết các lá bài Real có Rarity từ Rare trở lên đều khá dễ dàng phân biệt với bài Fake (xem lại phần 1 ở đây). Nếu bài Fake được in quá "tinh vi" đến mức Rarity gần giống với bài Real, tác giả khuyên bạn nên thực hiện kiểm tra tuần tự theo các bước sau:
- Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra card bên trái là Fake do khi kiểm tra Database, không có Number 50 nào có rarity Common. Ngoài ra:
+ Lá bên trái có tem bạc mà Edition là 1st
+ Mã Set MSTD không tồn tại
Còn đối với những lá bài có Rarity là Common, do Common của Real và Common của Fake có thể rất giống nhau nên các bạn nên thực hiện theo thứ tự này:
- Cả 2 đều là Pot of Duality dạng Common, tuy nhiên chúng ta có thể thấy dễ dàng lá bài bên trái là Fake qua các biểu hiện sau:
+ Tem của lá trái màu bạc trong khi Edition là 1st (nếu nhìn trực tiếp sẽ rõ ràng hơn)
+ Mã set của lá trái là MSTD không tồn tại
+ Ngoài ra, khung text có cỡ chữ không chuẩn (nhỏ hơn so với bên phải), màu viền card không đúng màu chuẩn (cái này cần tiếp xúc nhiều sẽ nắm chắc hơn)
Những điều trên đều là đúc kết kinh nghiệm của tác giả khi kiểm định lá bài nên có thể một số thứ không giống với nhiều người. Nếu các bạn dần có nhiều kinh nghiệm, các bạn có thể tự phát triển cách riêng của mình.
PREVIEW: Phần 3 sẽ phân loại rõ hơn về các dạng bài Fake đang có trên thị trường và một số lời khuyên nhỏ (Tips) về những trường hợp đặc biệt của cả Real và Fake.
Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!
II. TỔNG KẾT CÁC BƯỚC ĐỂ PHÂN BIỆT REAL VÀ FAKE CARD
Hầu hết các lá bài Real có Rarity từ Rare trở lên đều khá dễ dàng phân biệt với bài Fake (xem lại phần 1 ở đây). Nếu bài Fake được in quá "tinh vi" đến mức Rarity gần giống với bài Real, tác giả khuyên bạn nên thực hiện kiểm tra tuần tự theo các bước sau:
Edition và Tem (mục 1.5) => Khung Text (mục 1.2) => Tên (mục 1.1 + bài viết phần 1 mục 2.2) => Mã Set (mục 1.3)Ví dụ: Quan sát ảnh sau:
- Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra card bên trái là Fake do khi kiểm tra Database, không có Number 50 nào có rarity Common. Ngoài ra:
+ Lá bên trái có tem bạc mà Edition là 1st
+ Mã Set MSTD không tồn tại
Còn đối với những lá bài có Rarity là Common, do Common của Real và Common của Fake có thể rất giống nhau nên các bạn nên thực hiện theo thứ tự này:
Edition và Tem => Mã Set (mục 1.3) => Khung Text (mục 1.2)Ví dụ: Quan sát ảnh sau:
- Cả 2 đều là Pot of Duality dạng Common, tuy nhiên chúng ta có thể thấy dễ dàng lá bài bên trái là Fake qua các biểu hiện sau:
+ Tem của lá trái màu bạc trong khi Edition là 1st (nếu nhìn trực tiếp sẽ rõ ràng hơn)
+ Mã set của lá trái là MSTD không tồn tại
+ Ngoài ra, khung text có cỡ chữ không chuẩn (nhỏ hơn so với bên phải), màu viền card không đúng màu chuẩn (cái này cần tiếp xúc nhiều sẽ nắm chắc hơn)
Những điều trên đều là đúc kết kinh nghiệm của tác giả khi kiểm định lá bài nên có thể một số thứ không giống với nhiều người. Nếu các bạn dần có nhiều kinh nghiệm, các bạn có thể tự phát triển cách riêng của mình.
HẾT PHẦN 2
PREVIEW: Phần 3 sẽ phân loại rõ hơn về các dạng bài Fake đang có trên thị trường và một số lời khuyên nhỏ (Tips) về những trường hợp đặc biệt của cả Real và Fake.
* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *
Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!
{ 1 Comments ... read them below or add one }
Quy định chung:
- Mọi Comment sẽ đựợc kiểm duyệt trước khi xuất bản để tránh tình trạng spam hoặc nội dung không lành mạnh.
- Nếu có thể, hãy comment bằng "Google Account" rồi tick vào ô "SUBSCRIBE BY EMAIL" sau khi comment xong để nhận được reply vào MAIL của bạn nhé!
- If you do not speak Vietnamese, comment by English here!
Thank You!
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete