Hệ Thống Giải YGO tại Việt Nam

Hiện nay với nhu cầu tham gia các giải đấu khá đa dạng và thường xuyên, giải đấu chỉ theo một hình thức sẽ khó lòng đáp ứng được nhu cầu của các Duelist. Chính vì vậy, Mahado Game Store - chi nhánh cửa hàng Yu-Gi-Oh! quản lý bởi Mahadoyugi - quyết định sẽ phân loại các giải đấu trong thời gian tới.

OCG Rank Tournament #1

Giải đấu "Rank Tournament" đầu tiên trong hệ thống giải đấu của Mahado Game Store. Đây sẽ là giải đấu chính thức TÍNH ĐIỂM đầu tiên của Mahado trong sân chơi OCG. Một giải đấu chào mừng kỉ nguyên Yu-Gi-Oh! mới, với dòng bài Link Monster và hàng loạt thay đổi về cả card lẫn gameplay...

Luật chơi về Link Summon

Kỉ nguyên của Link Monster đang sắp đổ bộ trên cộng đồng Yu-Gi-Oh! Chúng ta chỉ còn vài tuần nữa sẽ đón những Link Monster đầu tiên xuất hiện ở OCG và cũng là lúc tất cả những luật lệ, thông tin về Link sẽ được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Chiến thuật meta thứ 36: True Draco (OCG)

...như chúng ta thấy, True Draco hiện đang là meta ở OCG với vô vàn các kiểu build đa dạng khác nhau. Sức mạnh và độ đa dạng của Deck có lẽ đến từ việc một Field Spell Card quá cơ động như Dragonic Diagram, hay một boss thật sự đáng sợ như Master Peace...

[Các tộc bài] Runick: Tiếng sấm truyền từ xứ sở Bắc Âu

Ngày 19 tháng 3 năm 2022, trong bộ Deckbuild Pack: Tactical Masters cho ra mắt tộc bài Runick (trước đây là Mysterune) với khung cảnh như mô phỏng lại cả 1 thời kì hưng thịnh trong văn hoá Bắc Âu. Runick cũng là một phương pháp chơi chữ giữa Rune – 1 từ ngạn ngữ cổ trong Na Uy quê hương của thần thoại Bắc Âu và Magic – phép thuật để tạo ra một thế giới đầy ma lực và sức mạnh. Vậy đó là gì, hãy một lần nữa, như cách đây 5 năm trước, cùng Mahadoyugi phiêu lưu trong thế giới rộng lớn này để tìm hiểu nhé !

 

Thần thoại Bắc Âu

1. Runick Fountain – Giếng nước của Mímir

Trong sử thi Bắc Âu, có một nhân vật hiền triết cực kì nổi tiếng tên là Mímir (hay Mim) với hiểu biết thâm sâu và là 1 kho tàng kiến thức sống. Ông nổi tiếng với chiếc giếng thần Mímisbrunnr nằm dưới cây cây địa đàng Yggdrasil với nguồn tinh hoa cung cấp cho sự uyên bác của mình. Chiếc giếng thậm chí còn linh thiêng và nhiệm màu tới mức mà thần tối cao Odin đã phải hi sinh 1 bên mắt của mình để đổi lại có thể uống được nước trong giếng. Sự thiêng liêng của giếng đã ngấm vào Mim. 

Mãi sau này khi cuộc chiến tranh cai trị đất nước giữa 2 tộc người Aesir và Vanir nổ ra, cái chết của Mim mới được ghi lại sau khi ông bị chém đầu trong trận chiến. Odin sau đó đã phải tìm kiếm chiếc đầu của Mim và mang nó theo bên mình để có thể lắng nghe những âm thanh khuyên nhủ từ linh hồn của Mim vậy.

Trong artwork của Runick Fountain, không khó để nhận ra giếng nước năm nào. Và linh hồn đang ngự trị và đi lên từ chiếc giếng đó, không ai khác chính là hiện thân của thầy Mímir.

Người bất tử Mímir

2. Runick Allure – Mũi dao Laevateinn

Trong thần thoại Bắc Âu, mũi dao Laevateinn được chế tạo bởi thần Loki như là một vũ khí để đi săn con chim thần trên đỉnh cây địa đàng Yggdrasil. Mũi dao được mô tả như là một lưỡi dao, có cán như gậy phép thuật với khả năng gây sát thương tới kẻ thù từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau.

Trong artwork của Runick Allure, dễ dàng để nhìn thấy mũi dao nhỏ có thể dắt vào tay áo để diệt kẻ thù. Bàn tay nào đang đưa, và ai đang nhận, không ai biết, nhưng mũi dao chắc chắn là 1 huyền thoại.

Mũi dao Laevateinn nhỏ gọn để mang bên mình

3. Runick Tip – Thanh kiếm Tyrfing

Thanh kiếm Tyrfing là một thanh kiếm sinh ra với lời nguyền chết chóc. Tương truyền rằng, Svafrlami – con trai của Odin và là vua của xứ Gardariki đã lừa gạt và bắt những người lùn Dvalinn và Durinn khi họ rời khỏi nơi cư ngụ của họ. Svafrlami đã ép họ phải sản xuất cho mình 1 chiếc kiếm có thể đâm bách phát bách trúng kẻ thù và chém sỏi đá như chém vải. Bị dồn vào đường cùng, các chú lùn với những kĩ năng thượng thừa về việc rèn kiếm đã đúc ra được chiếc kiếm này. 

Tuy nhiên, để trả thù cho vua Svafrlami, họ đã nguyền rủa và phù phép chiếc kiếm để ngay khi rút ra nó sẽ giết chết người sử dụng. Svafrlami biết được đã truy lùng với ngụ ý giết hết tộc người lùn, nhưng họ đã nhanh chóng trốn đi thật xa tránh cho 1 cuộc tàn sát của vua. Về sau, Svafrlami bị giết bởi tộc người berserker, và câu chuyện của chiếc kiếm vẫn luôn là 1 điều kì bí.

Thanh gươm trong biểu tượng của Bắc Âu

Trong Yugioh, thanh kiếm xuất hiện trong artwork của Runick Tip chắc chắn mô phỏng lại thành kiếm bị nguyền rủa năm nào.

4. Runick Destruction – Găng tay sắt của thần Thor

Thần Thor có 3 thứ vũ khí mạnh nhất luôn mang bên người. Đầu tiên là thanh búa lừng lẫy thế giới Mjolnir, dây thắt lưng Megingjoro và cuối cùng chính là gang tay sắt Járngreipr. Bộ gang tay này được người lùn thiết kế theo yêu cầu thần Thor do trong quá trình đúc búa, Loki đã cải trang thành 1 con ruồi trâu cắn vào mắt khiến cho việc cán búa bị ngắn lại hơn bình thường. Ngoài ra, găng tay này cũng như 1 cách giúp cho thần Thor thu hồi búa lại 1 cách dễ dàng hơn sau khi quăng vào kẻ thù.

Đôi găng tay sắt của Thor để diệt kẻ thù và để điều khiển cây búa Mjolnir

Rõ ràng là có thể thấy đôi găng tay sắt huyền thoại của thần Thor trong khung cảnh của Runick Destruction. Đôi găng tay tuy không được nhắc đến nhiều trong văn hoá Bắc Âu, nhưng lại mang ý nghĩa không hề tầm thường với thần Thor vậy.

5. Runick Dispelling – Ma thuật Seidr

Ma thuật Seidr nhằm khơi gợi lại 1 thứ ma thuật cổ đại trong văn hoá Bắc Âu và được sử dụng mạnh mẽ trong thời kỳ đồ đá Scandinavian. Việc vận hành phép thuật này được dựa vào việc sử dụng lời nói và phép định hình tương lai. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các bằng chứng của việc sử dụng ma thuật này được kết nối với tôn giáo Bắc Âu và chỉ được chấm dứt từ thời kỳ Cơ đốc giáo hoá Scandinavian.

Phép thuật Seidr được sử dụng bởi vị thần Freyja trong sử thi 

Trong artwork của mình, có thể chưa nhận định rõ về thứ ma thuật được mô tả trong sử thi, nhưng việc pháp sư đứng bên cạnh chàng trai (có thể để làm phép) cũng có thể là một dấu hiệu thực tế cho ma pháp này là có thật. 

6. Runick Freezing Curses – Chiếc cung băng giá của xứ sở Ýdalir

Lời nguyền băng giá mô tả lại một xứ sở cổ đại trong thần thoại Bắc Âu có tên là Ýdalir và được cái trị bởi vị thần Ullr trong thế kỷ thứ 13. Ông có khả năng khiến mọi thứ đóng băng bằng chiếc cung của mình và mọi thứ kéo dài tới mức các dòng sông cũng đóng băng để có thể đi bộ được, và xung quanh những tán cây thường xanh cũng phủ trắng là tuyết.

Cây cung làm đóng băng đối thủ trong truyền thuyết

Và đương nhiên cả khung cảnh đóng tuyết đã được mô tả chính xác trong lá bài Runick Freezing Curses với chiếc cung ma pháp như đang cố gắng để đóng băng cả đối thủ lại.

7. Runick Slumber – Cây đàn hạc của Bragi

Trong artwork của Runick Slumber có một cây đàn hạc. Đây chính là hiện thân cho chiếc đàn hạc của Bragi – một bậc hiền triết trong quá khứ của xứ sở Bắc Âu. Bragi nổi tiếng với học thuyết về ngôn ngữ, thơ ca và âm nhạc tại văn hoá tại Na Uy và Thuỵ Điển. Bên cạnh đó, ông luôn mang bên cạnh mình chiếc đàn hạc như là 1 người bạn giúp ông sáng tác các tác phẩm nghệ thuật.


Cây đàn hạc của bậc vĩ nhân Bragi 

8. Runick Golden Droplet – Chiếc nhẫn vàng Draupnir

Trong sử thi Bắc Âu có nhắc lại một câu chuyện về một cuộc cá cược của Loki với anh em người lùn Brokkr và Eitri rằng họ là những thợ rèn kém cỏi khi không thể tạo ra những sản phẩm chất lượng như là đám con nhà Ivaldi – một tộc người lùn khác của Bắc Âu. 

Chính vì thế, để chứng tỏ khả năng của mình, hai anh em Brokkr đã chế tạo ra 3 tuyệt tác gồm chiếc nhẫn vàng Draupnir, búa Mjolnir và bờm vàng Gullinbursti. Chiếc nhẫn vàng về sau được sở hữu bởi đấng tối cao Odin với khả năng cứ đến ngày thứ 9 trong tháng sẽ tự nhỏ giọt nhân bản thành 8 chiếc nhẫn khác với kích thước và trọng lượng y hệt bản gốc.


Chiếc nhẫn với khả năng nhân bản nhỏ giọt của mình

Có thể thấy rõ sự xuất hiện của nhẫn vàng Draupnir khi "mọi người, mọi nhà" đều đang cầm cho mình 1 chiếc nhẫn được mô tả trong artwork của Runick Golden Droplet. 

9. Runick Smiting Storm – Búa thần Mjolnir

Có lẽ 1 trong những đặc sản kinh điển khi nhắc đến sử thi Bắc Âu đó chính là thần sấm Thor – con trai của Odin và chiếc búa thần Mjolnir. Chiếc búa trứ danh ấy không những xuất hiện trong sử thi mà còn được đưa vào cả điện ảnh với khả năng chỉ được sử dụng bởi những người xứng đáng kế thừa nó. Chiếc búa đã đi theo vừa là 1 vũ khí, vừa là 1 người bạn theo Thor trong suốt cuộc đời của mình và cả trong những chiến công lừng lẫy của Thor.

Thật dễ dàng để nhìn thấy chiếc búa thần Mjolnir trong artwork của Runick Smiting Storm. Ngoài ra, chiếc búa này còn được mô tả trong tộc bài Aesir cũng trong thế giới Yugioh này.

 

Cây búa trứ danh Mjolnir của thần sấm Thor

Có thể thấy rằng, dù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì Yugioh vẫn sẽ mang lại cho chúng ta những màu sắc rất riêng được gửi gắm vào những tộc bài và đây chính là 1 giá trị khó có boardgame nào có thể thay thế được. Và Runick là một điển hình cho giá trị ngầm đó, với những chất liệu được thiết kế từ thế giới Bắc Âu sử thi cổ đại, đã mang đến cho chúng ta một chút hứng thú cũng như những kiến thức văn hoá của lịch sử nhân loại này.



* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *

Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!

Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!

Chiến thuật meta thứ 41 : Exosister - Sự bảo hộ của các đại thiên thần!

Cơ chế Xyz là một cơ chế thay đổi game nhanh chóng kể từ khi xuất hiện. So với cơ chế trước đó là Synchro - yêu cầu cần có Tuner để sử dụng - thì Xyz không cần bạn phải có sự đặc biệt giữa các quái thú, mà chỉ cần sự đồng bộ ở Level. 

Nhiều chiến thuật mới hình thành từ cơ chế đó, chỉ đơn giản từ việc có nhiều quái thú đồng cấp được đặt lên bàn, ... và Xyz cũng là cơ chế được "lách luật" khá dễ dàng, từ việc chỉ cần sử dụng 1 quái thú để Xyz (như Zoodiac), Xyz summon trực tiếp lên 1 Xyz đang có sẵn (Number C39, Gaia Dragon, ...), hay Xyz nhanh trong turn đối thủ để tận dụng các effect khi được summon của chúng (Rank-Up-Magic),... và ở thời điểm hiện tại thì tồn tại 1 bộ bài tụ tập được các yếu tố "lách" đó, và  đang rất được nhiều người ưa chuộng, bởi khả năng biến hoá và phong cách chơi bài đẹp đẽ của mình, đó chính là Exosister!


I. Các lá bài chính của Exosister


1. Monster

Các Sơ đều sở hữu effect chung như sau: 


If your opponent moves a card(s) out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.)

Riêng Martha thì sẽ là

If a card(s) moves out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster, using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.)

Miêu tả đơn giản là: Nếu có card được di chuyển khỏi Mộ bởi đối thủ (trong trường hợp của Martha thì bất kể người chơi nào di chuyển đều được) thì các Sơ đều có thể kích hoạt effect để tự Xyz summon 1 Sơ, khiến cho đối thủ luôn phải dè chừng khi cầm Mộ của mình lên!


Exosister Martha


If you control no monsters, or only Xyz Monsters: You can Special Summon this card from your hand, and if you do, Special Summon 1 "Exosister Elis" from your Deck. You cannot Special Summon monsters the turn you activate this effect, except "Exosister" monsters. If a card(s) moves out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster, using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.) You can only use each effect of "Exosister Martha" once per turn.

Chủ lực xuất hiện muộn của bộ bài, nhưng rất xứng đáng được đề cập trước tiên. 2 effect của Martha đều là những khả năng bậc nhất là mọi bộ bài thèm muốn. Đầu tiên, với effect đầu Martha sẽ kéo Elis ra để tạo 2 level 4 trên sân, giúp ta có thể Xyz summon các Exosister để triển khai field. Effect còn lại là effect cơ bản của các Exosister: giúp ta lập tức Xyz summon 1 Exosister từ Extra Deck nếu đối thủ (trong trường hợp của Martha thì cả 2 người chơi đều có thể giúp kích hoạt effect này) di chuyển card khỏi GY của bất cứ người chơi nào. Do đó, khi ta khởi đầu với Martha thì ta có thể tuỳ ý triển khai và điều chỉnh field theo ý muốn dẽ dàng. 

Chơi 3. 

Exosister Elis


If you control an "Exosister" monster: You can Special Summon this card from your hand, then if you control "Exosister Stella", you gain 800 LP. If your opponent moves a card(s) out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.) You can only use each effect of "Exosister Elis" once per turn.

Effect tự special summon bản thân luôn là sự bổ sung an toàn và khó có thể đòi hỏi nhiều hơn. Vì là mục tiêu để Martha kéo nên nghiễm nhiên ta cũng sẽ sử dụng nhiều copy nhất có thể.

Chơi 3.

Exosister Stella


During your Main Phase: You can Special Summon 1 "Exosister" monster from your hand, then if you control "Exosister Elis", you gain 800 LP. If your opponent moves a card(s) out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.) You can only use each effect of "Exosister Stella" once per turn.
Tiếp tục là 1 Sơ với effect biết Special summon để đảm bảo field có thể có đủ quái để Xyz summon nhanh nhất. 1 lựa chọn an toàn để sử dụng cho lượt Normal summon, khiến cho đối thủ phân vân rằng liệu Sơ trên tay ta có phải là Elis để dùng hand trap từ sớm không, nếu không thì sẽ có thể khiến ta kéo được thêm các Sơ với effect lời tay khác.

Chơi 2-3, tuy nhiên với sự xuất hiện của 1 card trong Cyberstorm Access thì có thể cân nhắc việc chơi 0.

Exosister Sophia


If you control another "Exosister" monster: You can draw 1 card, then if you control "Exosister Irene", you gain 800 LP. If your opponent moves a card(s) out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.) You can only use each effect of "Exosister Sophia" once per turn.
Effect lời tay luôn là điều tốt với mọi bộ bài, tuy nhiên chúng ta cũng cần cân nhắc thêm là số lượng Sơ nên sử dụng là bao nhiêu và lượt normal summon sẽ được sử dụng như thế nào. Vì bản chất là mỗi lần combo thì ta sẽ search lên các Sơ hơn là cần trên tay từ đầu, nên việc thấy nhiều Sơ trên tay quá là không nên xảy ra. Và các Sơ không mang effect special summon sẽ không chiếm thứ tự ưu tiên cao trong trường hợp này.

Chơi 0 hoặc 1-2.

Exosister Irene


You can place 1 "Exosister" card from your hand on the bottom of the Deck; draw 1 card, then if you control "Exosister Sophia", you gain 800 LP. If your opponent moves a card(s) out of either GY (except during the Damage Step): You can Special Summon from your Extra Deck, 1 "Exosister" Xyz Monster using this face-up card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon.) You can only use each effect of "Exosister Irene" once per turn.
Và nếu Sophia với effect rút bài +1 đã không ở ưu tiên cao thì với effect "thay tay" như Irene càng khó để có thể được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, dù gì với cơ chế "tên đề cập nhau" của bộ bài thì việc sử dụng Irene là vẫn khả thi.

Chơi 0 hoặc 1 nếu có chơi Sophia.

2. Spell/Trap

Exosister Pax


During the Main Phase: Pay 800 LP; add 1 "Exosister" card from your Deck to your hand, except "Exosister Pax", then, if you added a monster by this effect, you can Special Summon it if the other "Exosister" monster mentioned on it is on your field or in your GY. You can only activate 1 "Exosister Pax" per turn.
Lá bài start tương đối mạnh với effect search card để kiếm Martha để khởi đầu combo, hoặc các Spell/Trap còn thiếu trong mạch combo, và đi cùng đó là cơ chế special summon Sơ được search lên nếu như Sơ đó được viết tên trong effect của 1 Sơ đang có trên sân hoặc dưới Mộ. Tức trong 1 số tình huống khẩn cấp và đã sử dụng lượt normal thì đây sẽ là 1 cách đẻ có được level 4 còn lại để thực hiện Xyz.

Chơi 3.
Exosister Arment


Pay 800 LP, then target 1 "Exosister" monster you control; Special Summon 1 "Exosister" Xyz Monster from your Extra Deck with a different name than the cards you control, by using that target as material. (This is treated as an Xyz Summon. Transfer its materials to the Summoned monster.) You can only activate 1 "Exosister Arment" per turn. You can only activate this card during your opponent's turn, unless your opponent controls a monster Special Summoned from the GY.
Rank-Up-Magic dành cho các Sơ, và đi cùng đó là 1 số ưu và nhược điểm nhất định. Khi các move khởi đầu bị ăn Hand trap và không thực hiện được full combo thì ta sẽ có 1 nút thoát hiểm tạm thời là set Arment và trong turn đối thủ thì ta sẽ biến Sơ trên sân thành 1 Xyz với effect disrupt. Tuy không hẳn là lời về card nhưng ta cũng cần đề phòng cho các trường hợp bị ăn hand trap. Và nếu may mắn đối thủ điều khiển quái được gọi từ Mộ thì Quick-play này có thể được dùng cả trong lượt của mình, tuy điều đó thực ra cũng không xảy ra thường xuyên nhưng cũng là 1 điều để để ý.

Chơi 0-2.

Exosister Carpedivem


Neither player can target "Exosister" monsters you control with effects of monsters that were Special Summoned from the GY. You can only use each of the following effects of "Exosister Carpedivem" once per turn. If you Xyz Summon an "Exosister" monster: You can declare 1 card name; negate the activated effects and effects on the field of cards with that original name, until the end of this turn. When an attack is declared involving your "Exosister" monster: You can target 1 Spell/Trap your opponent controls; destroy it.

Carpedivem sở hữu các effect đều hướng đến xử lý tình thế là chính, với effect "khoá tên" để áp dụng effect của "Called by the Grave" lên tên của card được chỉ định, nhằm đề phòng 1 số hand trap hạng nặng như Nibiru hoặc ứng dụng để phá field đối thủ trong turn mình. Nếu khéo léo Xyz cả trong turn đối thủ thì ta có thể thêm được 1 lớp disrupt nữa. Effect bắn hàng sau cũng tương đối hữu ích khi ta không muốn mạo hiểm dồn quá nhiều tài nguyên trong các kèo đánh với deck Trap.

Chơi 0-1.

Exosister Vadis


Pay 800 LP; choose 1 "Exosister" monster from your Deck, then take 1 other "Exosister" monster from your Deck that is mentioned on that monster, and Special Summon both, but shuffle them into the Deck during the End Phase, also for the rest of this turn after this card resolves, you cannot Special Summon monsters from the Extra Deck, except "Exosister" monsters. You can only activate 1 "Exosister Vadis" per turn.
Trap rất đa dụng, vì cơ chế của các Sơ là yêu cầu thấy card được di chuyển khỏi Mộ nên nếu được triệu hồi thông qua Trap thì sẽ tăng độ cơ động lên rất nhiều. Và đồng thời, yêu cầu của Vadis là cần chọn 1 cặp Sơ có đề cập nhau nên số lượng Sơ ta sử dụng sẽ cần được cân nhắc khá nhiều. Ta có thể chơi nhiều các Sơ như Stella, Sophia và 1 Irene để không phải sử dụng đến cặp Martha-Elis nếu không bắt buộc, nhưng tất nhiên nhiều Sơ thì sẽ giảm số lượng slot của các engine level 4 khác - 1 yếu tố mà theo thời gian đã dần dần thay đổi, đến mức tồn tại 1 số build Sơ chỉ cần sử dụng cặp Martha-Elis thôi.

Chơi 1-3.

Exosister Returnia


If all monsters you control are "Exosister" monsters (min. 1): Pay 800 LP, then target 1 card your opponent controls or in their GY; banish it, then you can apply 1 of the following effects. 
● Immediately after this effect resolves, Xyz Summon 1 "Exosister" Xyz Monster using monsters you control. 
● If you Xyz Summoned this turn, banish 1 card your opponent controls. 
You can only activate 1 "Exosister Returnia" per turn.

Trap removal rất mạnh của Exosister, với effect banish rất lợi hại và 2 effect phụ linh hoạt. Với mạch combo chính thì ta sẽ hướng tới việc sử dụng phần effect thứ 2 để tạo thế banish liên tiếp là chính, tuy nhiên effect 1 cũng sẽ có thể xảy ra nếu như ta không thể combo ra được Magnifica ở turn 1, hoặc đơn giản hơn là ta combo cặp Returnia và Vadis cùng nhau để sử dụng 2 Sơ được gọi bởi Vadis để Xyz ngay thông qua Returnia. Dù rất mạnh nhưng việc là 1 Trap và không thực sự biến thế bài bất lợi thành có lợi khiến cho nó khó có thể chơi max được.

Chơi 2.



3. Extra Deck

Exosister Mikailis

2 Level 4 monsters 
Cannot be destroyed by battle with a monster Special Summoned from the GY. You can only use each of the following effects of "Exosister Mikailis" once per turn. If you control this card that was Xyz Summoned this turn by using an "Exosister" monster as material (Quick Effect): You can target 1 card your opponent controls or in their GY; banish it. You can detach 1 material from this card; add 1 "Exosister" Spell/Trap from your Deck to your hand.


Đây chắc chắn sẽ là Exosister mà sở hữu mật độ triệu hồi nhiều nhất Extra Deck, với việc sở hữu 1 effect search Spell/Trap và 1 effect removal cực khoẻ. Effect banish của Mikailis được áp dụng trong cùng turn được Xyz summon bằng cách dùng Exosister làm nguyên liệu, nên nghiễm nhiên ta sẽ tập trung tận dụng effect đó trong cả 2 turn nhiều nhất có thể.

Chơi 3.


Exosister Kaspitell

2 Level 4 monsters 
Cannot be destroyed by battle with a monster Special Summoned from the GY. You can only use each of the following effects of "Exosister Kaspitell" once per turn. If this card is Xyz Summoned using an "Exosister" monster as material: Neither player can Special Summon monsters from the GYs for the rest of this turn. You can detach 1 material from this card; add 1 "Exosister" monster from your Deck to your hand.
Effect search quái tương đối quan trọng và ta sẽ tập trung resolve được cả đôi effect search của Kaspitell và Mikailis nhiều nhất có thể. Effect còn lại là effect khiến cho các Sơ trở nên 1 thế lực khi sở hữu những khả năng linger toàn bộ turn để cản trở 2 bên, trong trường hợp của Kaspitell sẽ là khoá khả năng Special summon từ Mộ. Trong thời điểm hiện tại thì những Spright Elf, Chaos Ruler, Lubellion, ... sẽ là những đối tượng mà Kaspitell hạn chế được nhiều nhất.

Chơi 2-3.

Exosister Asophiel

2 Level 4 monsters 
Cannot be destroyed by the activated effects of monsters Special Summoned from the GY. You can only use each of the following effects of "Exosister Asophiel" once per turn. If this card is Xyz Summoned using an "Exosister" monster as material: Neither player can activate card effects in the GY this turn. You can detach 1 material from this card, then target 1 monster your opponent controls; return it to the hand.
Khả năng "khoá cứng" Mộ của các Sơ tiếp tục được Asophiel thể hiện, trong trường hợp này là sẽ biết ngăn cản activate effect dưới Mộ. 1 phiên bản Abyss Dweller - 1 trong những Xyz monster có tầm ảnh hưởng khủng khiếp nhất game kể từ khi ra mắt. Với Asophiel, các Tearlaments thực sự sẽ có 1 thời gian khó khăn để xoay sở. Đồng thời, nó cũng có nghĩa là chỉ cần format thoả mãn các điều kiện thì bộ bài sơ và cặp Asophiel-Kaspitell luôn sẽ có những cách để "bon chen" vào bản đồ meta. Và đi cùng với đó là effect "thổi" 1 quái của đối thủ về tay, 1 hình thức removal khá cơ bản nhưng vẫn giữ được độ hiệu quả của nó. Với 1 người chơi luôn thích đọc các generic Xyz monster thì 1 sự kết hợp của Dweller và (phần nào là) Castel thực sự gây nhiều cảm xúc!

Chơi 1-2.

Exosister Gibrine

2 Level 4 monsters 
Cannot be destroyed by the activated effects of monsters Special Summoned from the GY. You can only use each of the following effects of "Exosister Gibrine" once per turn. If you control this card that was Xyz Summoned this turn by using an "Exosister" monster as material (Quick Effect): You can target 1 Effect Monster your opponent controls; negate its effects until the end of this turn. You can detach 1 material from this card; for the rest of this turn, all Xyz Monsters you control will gain 800 ATK.
Và trong các trường hợp mà cặp "khoá Mộ" không phát huy được hoàn toàn khả năng, thì ta sẽ quay về với những cách cản trở cơ bản nhất: negate chỉ mặt. Kết hợp cùng nhát banish của Mikailis thì cũng sẽ không dễ dàng gì để bất cứ đối thủ nào vượt qua được hàng phòng ngự rất linh hoạt này. Effect tăng ATK cũng sẽ là công cụ để khiến người chơi dồn damage dễ dàng hơn, khi với 3 body Xyz thì khả năng OTK được là gần như chắc chắn!

Chơi 1-2.

Exosisters Magnifica


2 Rank 4 "Exosister" Xyz Monsters 
Must be Xyz Summoned with the above materials. This card can make a second attack during each Battle Phase. Once per turn (Quick Effect): You can detach 1 material from this card; banish 1 card your opponent controls. When your opponent activates a card or effect (Quick Effect): You can return 1 Xyz Monster you own attached to this card to your Extra Deck, then you can Special Summon that monster from your Extra Deck, by using this card you control as material. (This is treated as an Xyz Summon. Transfer this card's materials to the Summoned monster.)


Hình thức Xyz rất độc đáo, yêu cầu 2 quái Xyz mà không hề cùng Rank với bản thân nó, để triệu hồi. Sau 1 chuỗi combo thì thường ta sẽ có 2 lần search của Kaspitell và Mikailis và sử dụng cả 2 để summon Magnifica. Và cả 3 effect đều rất xứng đáng với lượng tài nguyên bỏ ra. 2 lần tấn công tức đây sẽ là nguồn damage chính, và nếu may mắn được buff thêm bởi Gibrine thì gần như là "chốt sổ". 


Effect thứ 2 cho phép ta banish 1 card của đối thủ mà không thông qua target. Từ khi các quái thú boss Link monster ra mắt thì ta có thể dễ dàng thấy các hình thức tự bảo kê như không bị target, không bị destroy bởi card effect (gần đây nhất thì hay có Avramax) và các deck Xyz thì thực ra ngoài Zeus thì cũng không thực sự có nhiều lựa chọn để xử lý lắm. Và may mắn thì Exosister đã có Magnifica để giúp vượt qua những cản trở đó dễ dàng hơn.


Effect thứ 3 hoàn toàn nâng độ linh hoạt của Deck lên 1 bậc, với việc có thể "thay người" để chọn 1 Material của Magnifica, đưa nó về Extra, rồi lập tức Xyz summon nó và sử dụng Magnifica làm material. Với 2 material thường thấy sẽ là Kaspitell và Mikailis thì ta sẽ dùng 1 cho effect banish, và 1 còn lại cho effect thay người. Trong trường hợp nào thì với 1 material còn lại là chính Magnifica, trong turn tiếp theo ta có thể search Martha để thực hiện 1 chuỗi combo 1 lần nữa và dễ dàng kết thúc game đấu.

Chơi 2-3.


II. Các Engine hỗ trợ

1. Spirit

Sakitama


Cannot be Special Summoned. Once per turn, during the End Phase, if this card was Normal Summoned or flipped face-up this turn: Return it to the hand. You can only use each of the following effects of "Sakitama" once per turn. You can reveal this card in your hand; immediately after this effect resolves, Normal Summon 1 Spirit monster from your hand. If this card is Tributed: You can target 1 Spirit monster in your GY; add it to your hand.
Extender "trong mơ" của các Sơ, đã bất ngờ được ra mắt dưới hình dạng 1 Spirit. Vì tính chất restrict nặng của Martha (cả turn không được special summon quái thú không phải Exosister), nên bộ bài Exosister thật sự rất khó để có thể tìm được 1 engine bổ sung quái level 4 trên bàn hợp lý. Và cơ chế "Normal như special" lại 1 lần nữa được sử dụng. Sakitama sẽ giúp ta giảm nhẹ gánh nặng khi tìm đủ body để Xyz đủ Kaspitell và Mikailis.

Chơi 2-3.

Và với việc là 1 Spirit thì ...

Aratama


Cannot be Special Summoned. During the End Phase of the turn this card is Normal Summoned or flipped face-up: Return it to the hand. When this card is Normal Summoned or flipped face-up: You can add 1 Spirit monster from your Deck to your hand, except "Aratama".
... sẽ khiến chúng ta được quay lại với Aratama - 1 quái thú Spirit đem lại nhiều kỉ niệm cho mình - người đang viết bài blog này. 

Aratama search lên Sakitama và thông qua Effect của Sakitama normal chính Sakitama là ta có 2 level 4 để lên Kaspitell search Martha mà không hề thông qua lượt special summon nào. Do đó, đã hình thành 1 số build cắt giảm các Sơ để tập trung normal các quái thú value cao hơn như Aratama.

Chơi 0-3, nếu build của bạn chỉ sử dụng Martha-Elis thì chơi 3.

2. Tiên Đất

Keldo the Sacred Protector


You can discard 1 other EARTH Fairy monster; Special Summon this card from your hand, then add 1 "Exchange of the Spirit" or 1 card that mentions it from your Deck to your hand. (Quick Effect): You can banish this card from your field or GY, then target up to 3 cards in any GY(s), or up to 5 if "Exchange of the Spirit" is on your field or in your GY; shuffle them into the Deck. You can only use each effect of "Keldo the Sacred Protector" once per turn.

Mudora the Sword Oracle

You can discard 1 other EARTH Fairy monster; Special Summon this card from your hand, then you can place 1 "Gravekeeper's Trap" from your Deck face-up in your Spell & Trap Zone. (Quick Effect): You can banish this card from your field or GY, then target up to 3 cards in any GY(s), or up to 5 if "Exchange of the Spirit" is on your field or in your GY; shuffle them into the Deck. You can only use each effect of "Mudora the Sword Oracle" once per turn.


Các vệ binh của Pharaoh vốn đã làm mưa làm gió toàn bộ meta từ khi xuất hiện, nay đã có thể được tận dụng cùng với các Sơ. Khả năng của cặp đôi này rất đơn giản: banish chúng trên sân hoặc dưới Mộ để shuffle 3 card ở Mộ bất cứ ai về Deck. 1 hình thức disrupt cực kì gọn gàng mà lại rất khó để cản trở Thậm chí, chúng còn có thể coi như cách để shuffle lại chính các card Exosister dưới Mộ về Deck để có thể search và summon lại. Hoặc trong các matchup đối đầu với Kelbek-Agido nói chung thì việc 2 bên cùng mill deck nhau và ta có main cặp đôi này sẽ khiến đó là 1 hình thức disrupt tình cờ nhưng rất nguy hiểm. Và tất nhiên, hình thức tác động Mộ này cũng sẽ giúp ta có thể trigger được Martha nữa!


Cá nhân mình đánh giá khá cao engine này nếu như bạn nghĩ mình sẽ đối mặt với nhiều Tearlaments. Và tất nhiên slot chơi các vệ binh này cũng sẽ giảm số lượng Sơ các bạn có thể sử dụng, nên hãy cân nhắc Deck 1 cách thật hợp lý.


III. Combo và các hướng tư duy

Combo của deck Sơ có thể tóm đơn giản như sau


1. Có 2 body level 4 trên sân.

Ở bước này, ta sẽ có nhiều lựa chọn. Nó có thể là 

1 Aratama

1 Martha

1 level 4 và 1 Sakitama, 

Sophia/Elis và 1 Exosister khác, 


2. Xyz summon Kaspitell


3. Kaspitell effect, search Martha.

Nếu ta đã sử dụng effect của Martha ở bước 1, thì sẽ mở ra 1 số khả năng khác sau


Nếu cầm sẵn Elis thì bước search này sẽ không quá quan trọng, ta sẽ muốn search Martha làm follow-up cho turn kế, ta sẽ normal summon 1 level 4 cón lại trên tay.

 

Nêu theo build chơi nhiều Sơ thì ta sẽ cố để resolve effect nhiều nhất có thể, ví dụ như Stella kéo 1 Exosister còn lại xuống để để dành dược Elis trong Deck, hay Sophia để tận dụng rút bài, ...


4. Martha effect, special summon Elis.


5. Xyz summon Mikailis


6. Search 1 Spell/Trap theo ý muốn


7. Xyz summon Magnifica.


Video Combo trong trường hợp start bằng Aratama


Video demo trong trường hợp start bằng Martha



Như đã đề cập ở trên, ta thường sẽ có 1 slot normal summon thuộc dạng flex tuỳ chọn với sự xuất hiện của Sakitama nên engine Mudora-Keldo sẽ có thể khớp vào vai trò này. 


Tuy nhiên, việc rút lên tay "tranh suất normal" của Aratama, engine Shuffle Mộ, và hiển nhiên là các Sơ sẽ khiến ta gặp khó khăn khi phải lựa chọn normal quái thú nào.


Tạm không kể trường hợp cầm sẵn Martha thì ta sẽ cần cân nhắc các trường hợp như:

Aratama tuy là 1 card full combo Exosister nhưng cũng sẽ là "điểm chết" vì có thể bị cản bởi Ash Blossom, Effect Veiler, ...rồi khiến cho ta phải pass turn rất cao.

 

Bù lại, nếu các Exosister như Sophia ăn hand trap thì điểm lợi là đó vẫn là Exosister với khả năng tự Xyz nếu deck đối thủ cho phép, đồng thời cũng là điều kiện để sử dụng các Spell/Trap của chính bộ bài như Arment, Returnia.

 

Tiên Đất sẽ thuộc trường hợp không phải 1 card combo mà tên cũng không thoả mãn điều kiện của Spell/Trap, tức chúng chỉ thực sự online khi ta có Sakitama hoặc open với Martha, nên ta có thể tạm coi đây là 1 nhược điểm khi có ý định đút chúng vào Deck, vì đây không phải 1 engine biết tự chơi.


Và trong trường hợp khi đi sau, thay vì ra Kaspitell đâu tiên thì đó có thể là Mikailis để dùng effect banish loại bỏ cản trở trước rồi mới lấy Pax tìm Martha, đem lại kết quả tương tự cho combo.


Để gia tăng sự ổn định của Deck (và do bản chất quá dựa vào Martha), ta có thể khắc phục phần nào với Pot of Prosperity (trong 1 số trường hợp còn có thể là Small World). 


Ngoài ra, vì bản thân thiết kế của Sơ không có khả năng phá bàn trực diện (trừ Carpedivem là 1 phần nào đó nhưng không đủ sự chắc chắn) nên ta sẽ cần dành phần nhiều slot cho Hand trap và/hoặc Spell mạnh để phá bàn như Dark Ruler No More. Vì xét ra thì chúng ta gần như chỉ có 1 lần Martha cùng 1 lần normal summon là các lần summon chính và hoàn toàn có thể bị bắt bài bởi đối thủ, nên nếu lượng disrupt đối thủ tung ra là quá lớn thì ta khó có thể còn cơ hội. 


Tất nhiên, trong 1 số trường hợp thì ta có thể cố chơi quanh thông qua việc ra 1 Rank 4 biết bait như Evilswarm Exciton Knight hay 1 Rank 4 với khả năng tự bảo kê mạnh như Number 41 để đấm trước rồi Main Phase 2 ra Zeus. Đó là trường hợp khi đối thủ là Deck dạng "bắn tỉa" quái và không có negate, tuy không xảy ra quá nhiều nhưng cũng sẽ là 1 điều mà ta nên để tâm.




IV. Các Decklist tham khảo


1. Build tập trung vào engine Spirit


Đây là 1 Decklist thuộc giải Black Luster Soldier Tournament Thailand, với thành tích 5-1 sau 6 vòng Swiss.



List này sử dụng 3 Aratama để tận dụng hoàn toàn khả năng 1 card combo của nó, cùng 1 lượng nhiều Exosister để đa dạng mục tiêu mà Kaspitell có thể search, như dùng Sophia để gia tăng hand.


2. Build tập trung vào nhiều Exosister




2 Arment là con số mà mình cảm thấy khá là phụ thuộc vào việc nó có dễ online không, vì dù gì nó cũng không phải 1 card có thể chơi ngay trong turn ta cầm nó lên tay. Có thể tư duy build này sẽ muốn đấu với tầm 2 hand trap của đối thủ để trên bàn còn 1 Sơ thì sẽ set Arment để Xyz nhanh trong turn đối thủ nhằm lật lại tài nguyên.

3. Build có sử dụng Bystial




Build này giảm lượng Exosister và cả Spirit để có thể chơi thêm Bystial và Dark Ruler No More làm các lựa chọn để đi sau. Với Bystial thì ta sẽ có lựa chọn triệu hồi Chaos Angel - 1 quái thú mới xuất hiện với khả năng banish card đối thủ và unaffected bởi activated effect của monster đối thủ (do ta sử dụng cả quái Light là các Sơ và Dark là chính Bystial làm nguyên liệu) nhằm gia tăng số lượng move thay vì dựa hoàn toàn vào Martha. Tất nhiên đi kèm với lợi ích của Bystial thì cũng là rủi ro chúng đem lại - khiến bạn không kích hoạt được Martha trong lượt ta cố giải quyết Bystial trên sân. Tuy nhiên dù gì đây cũng là 1 hướng tiếp cận khá thú vị.

4. Build sử dụng nhiều Tiên Đất





Lựa chọn normal summon Aratama đã được loại bỏ và nhường chỗ cho các Tiên Đất trong build này. Đồng thời đi kèm với đó là 3 Vadis và 2 Droll để kéo tài nguyên đối thủ cũng như gia tăng value trong mỗi card ta chơi nhất có thể. Có vẻ build này tập trung đấu với Tearlaments rất cao, và Droll cũng là 1 cứu cánh trong matchup với biến thể Superheavy Samurai - 1 deck quay tay cực mạnh của format hiện tại.


V. Đôi lời của tác giả


Bài chiến thuật này khi viết thì mình cũng vừa nhận ra đôi chút sự trùng hợp và cảm thấy khá thú vị vì có những sự trùng hợp ngọt ngào như vậy:


Theme Sơ cũng có liên quan phần nào tới các Đại Thiên Thần tức bút danh Archangel, cơ mà lí do mình chọn cái tên đó thì thú thực là lại không phải theo nghĩa là Thiên Thần ((:

Chiến thuật đầu tay của mình cho Blog cũng chính là Spirit, với lối chơi spam nhiều Rank 4 như King of the Feral Imps để lấy tài nguyên rồi tung Number 101 để giải quyết quái đối thủ (giống cặp Kaspitell và Mikailis).

Đồng thời, Spirit cũng là Deck có tuyệt chiêu search chủ lực Black Luster Soldier - Envoy of the Beginning - 1 boss với cơ chế "chém đôi" lẫn "banish" y hệt Magnifica. Cơ mà BLS thì lại là quái thú yêu thích của admin Haou Judai nên nếu có dịp mình sẽ cho admin Haou khoe về lá bài đó nhiều hơn là mình 😆😆

Hẹn gặp mọi người trong bài chiến thuật kế tiếp, ở 1 ngày không xa! 





* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *

Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!

Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!

Chiến thuật meta thứ 40: Thunder Dragon - Tia Chớp vượt qua Hỗn Mang!

Khi nghe đến Thunder Dragon trong giới bài ma thuật, sẽ có rất nhiều ý kiến và kỉ niệm được nhắc đến. Có thể sẽ là 1 người chơi Kaiba the Revenge và bị Kaiba xài Dung Hợp để triệu hồi Twin-Headed Thunder Dragon đấm (ouch). Sẽ có người tự hào bảo rằng tôi dùng Thunder Dragon search 2 Copy và discard chúng cho Graceful Charity, cộng cộng cộng. Trong thời kì đầu của Pendulum thì sẽ có người cũng search 2 Copy nhưng lần này thì là để ... Pendulum ra 2 và Xyz thành Constellar Pleiades. Và mãi cho tới 2018, trong Booster set Soul Fusion (SOFU) thì Thunder Dragon mới chính thức cho ra mắt những thành viên thực sự của Tộc Lôi Long này, mở ra thời kì thống trị cũng như bám đuôi meta cực kì dai dẳng của mình. Hãy cùng mình tìm hiểu các vận hành của những chú Rồng Sấm vô cùng oai dũng này nhé!!


I. Những Thành Viên của Tộc Rồng Sấm

Thunder Dragon

You can discard this card; add up to 2 "Thunder Dragon" from your Deck to your hand.

Thành viên gốc cội cán nhất, từng đóng góp rất nhiều cách sử dụng trong quá khứ khi Thunder còn chưa thành hình chiến thuật - từ làm mồi discard cho đến làm nguyên liệu summon, vân vân. Trong chính chiến thuật Thunder thì các tác dụng trên sẽ được khai thác triệt để nhất. Kích hoạt trên tay để thoả mãn effect của 2 boss, làm mồi dưới Mộ để có thể triệu hồi các quái thú Chaos, làm mồi để trả cost cho các quái thú yêu cầu nguyên liệu từ tay như Thunder Dragonlord, Aloof Lupine, ... nhìn chung từ thiết kế ban đầu tưởng đơn giản mà có thẻ tạo nên được 1 chiến thuật vô cùng chặt chẽ, Konami hẳn cũng đã đầu tư rất nhiều chất xám khi thiết kế Soul Fusion đây.

Chơi 3.


Các Thunder Dragon mới trong set SOFU đều có 2 khả năng, 1 khả năng kích hoạt trên tay và 1 khả năng kích hoạt nếu bị đưa từ field xuống Mộ hoặc bị banish. Người chơi chỉ được kích hoạt 1 trong 2 effect đó 1 turn và chỉ 1 lần trong turn đó. Mình sẽ chủ động giải thích các effect đó theo trình tự effect trên tay rồi mới tới effect còn lại để không phải nhắc lại "effect trên tay" và "effect còn lại" quá nhiều nha.

Thunder Dragondark

(Quick Effect): You can discard this card; add 1 "Thunder Dragondark" from your Deck to your hand. If this card is banished, or sent from the field to the GY: You can add 1 "Thunder Dragon" card from your Deck to your hand, except "Thunder Dragondark". You can only use 1 "Thunder Dragondark" effect per turn, and only once that turn.

Có thể coi như bản nâng cấp của Thunder Dragon gốc 1 cách xuất sắc. Effect đầu tiên cũng là để tự search bản thân, cũng giúp thoả mãn điều kiện kích hoạt của 2 boss, hoặc khi đi sau thì bạn có thể ném trước 1 copy trong turn đối thủ để giúp thin deck cũng như feed Mộ cho turn mình có thể chủ động chơi hơn (tất nhiên cũng nên đề phòng 1 chút vì move này tuy là setup vô thưởng vô phạt nhưng sẽ có tình huống bạn vô tình tạo điều kiện cho đối thủ Called by the Grave lá bài này). Và khả năng còn lại coi như Thunder Dragondark là lá bài bao quát toàn bộ bộ bài Thunder Dragon: cho phép search 1 lá bài Thunder Dragon mà không phải Thunder Dragondark. Tuỳ theo tình huống mà bạn sẽ muốn search Fusion để chuẩn bị tài nguyên trong turn kế hoặc trong trường hợp chưa thể gọi Colossus thì sẽ search 1 Thunder mà có khả năng kích hoạt từ tay, đó là 2 ví dụ đơn giản nhất về những điều bạn có thể làm với effect search này. Còn trong trường hợp bạn kích Thunder Dragonroar thành công thì nó sẽ đi sâu hơn về việc đọc field đối thủ để Link summon để mở rộng board hoặc bào tài nguyên đối thủ dần.

Chơi 3.

Thunder Dragonmatrix

(Quick Effect): You can discard this card, then target 1 Thunder monster you control; it gains 500 ATK. If this card is banished, or sent from the field to the GY: You can add 1 "Thunder Dragonmatrix" from your Deck to your hand. You can only use 1 "Thunder Dragonmatrix" effect per turn, and only once that turn.

Effect khá đơn giản và cũng không quá nặng về mặt tài nguyên, nhưng điểm mạnh thực sự của "Quả trứng" nằm ở việc nó có thể được Normal summon/Set. Các bạn có thể dễ dàng để ý thấy bộ Thunder Dragon toàn bộ đều mang level 5 trở lên trừ Matrix, nên đây sẽ là mảnh ghép tuy nhỏ nhưng rất cần thiết để bù vào lượt Normal Summon. Khả năng đầu tiên có thể coi như 1 phát bắn của Thunder Dragon Titan trong damage step khiến mọi đối thủ dám battle 1 cách bất cẩn phải trả giá, còn khả năng sau cũng đồng thời là liên tục "sạc đạn" sau khi bạn sử dụng Matrix để summon, có thể coi đơn giản là trong turn mình thì Matrix dùng để "sạc" còn trong turn đối thủ thì Matrix dùng để "bắn". 2000 DEF cũng là chỉ số rất ấn tượng để phòng ngự, đặc biệt khi bạn phải đối đầu với các kèo bẫy khi việc dồn tài nguyên để summon các Thunder Dragon to chỉ để bị negate summon là vô ích, thì bạn có thể chơi đơn giản là set Matrix chờ bốc lên phép mạnh để thay đổi thế trận.

Chơi 2-3.

Thunder Dragonroar

You can discard this card; add to your hand, 1 of your "Thunder Dragon" cards that is banished or in your GY, except "Thunder Dragonroar". If this card is banished, or sent from the field to the GY: You can Special Summon 1 "Thunder Dragon" monster from your Deck in Defense Position, but return it to the hand during the End Phase. You can only use 1 "Thunder Dragonroar" effect per turn, and only once that turn.

1 trong những lá bài với khả năng lời tài nguyên rất "khủng" trong toàn bộ trò chơi này. Khả năng hồi hàng có thể không gây ấn tượng mạnh cho lắm, cho đến khi bạn để ý rằng nó có thể thu hồi được "cards" chứ không phải chỉ Monster. Đúng, tức bạn có thể thu hồi lại được cả Thunder Dragon Fusion đang bị banish, khiến cho khả năng Grind của Thunder Dragon là vô cùng đáng sợ. Khả năng sau cũng khủng khiếp không kém khi bạn có thể gọi thẳng 1 quái Thunder Dragon từ Deck, vừa có thể phục vụ Link Summon hoặc đơn giản là hoá thành Colossus và dự trữ tài nguyên cho turn kế tiếp. Trong kèo Bẫy thì thậm chí bạn sẽ còn phải nghĩ tới move tế Matrix để Tribute summon ra lá bài này cân lại dàn quái nhỏ của kẻ thù nữa...

Chơi 2 (vì đã bị Semi-Limited).

Thunder Dragonhawk

You can discard this card; Special Summon 1 of your "Thunder Dragon" monsters that is banished or in your GY, except "Thunder Dragonhawk". If this card is banished, or sent from the field to the GY: You can shuffle any number of cards from your hand into the Deck, then draw the same number of cards. You can only use 1 "Thunder Dragonhawk" effect per turn, and only once that turn.

Tất nhiên lời tài nguyên tay nhiều thì cũng sẽ cần cách để chuyển hoá chúng thành áp lực trên bàn, và đó chính là ở chú Chym này. Khả năng Phục Sinh rất cơ bản nhưng cũng vô cùng quan trọng - vừa đem 1 Thunder lên bàn, vừa thoả mãn điều kiện kích hoạt Thunder từ tay. Khả năng Shuffle lại tay này thì cũng rất lợi hại trong 1 số tình huống nhất định, nhưng sau khi bị limit thì khả năng này không còn quá là thường gặp nữa rồi, thường sẽ là trigger tình cờ trong turn đối thủ khi đối thủ đang cố tìm cách giết Colossus hoặc Titan, hoặc khi bạn đang thừa 1 Gold Sarcophagus trên tay và muốn tìm kiếm thêm hand trap càng nhanh càng tốt...

Chơi 1 (vì đã bị Limited).

Thunder Dragonduo

Cannot be Normal Summoned/Set. Must first be Special Summoned (from your hand) by banishing 1 LIGHT and 1 DARK monster from your GY. Once per turn, if a monster effect is activated in the hand: This card gains 300 ATK until the end of this turn. When this card destroys an opponent's monster by battle: You can banish 1 card from your GY; add 1 Thunder monster from your Deck to your hand. Once per turn, during your opponent's End Phase: You can target 1 of your banished cards; place it on the top or bottom of your Deck.

Phải nói rằng đây là 1 trong những trường hợp mà "đừng để ngoại hình đánh lừa bạn". Vâng, 1 quái thú 2 đầu nên ai cũng nghĩ rằng nó sẽ biết chém đôi.... và tất nhiên là không phải rồi 😞 Điều kiện Summon Chaos sẽ khiến nhiều người nhớ nhung đến "Kiếm Ma Độc Cô Cầu Vựơ- Cầu Bại", tức cũng không phải là dễ thoả mãn và cũng không đem lại nhiều lợi ích khi đi đầu. Khả năng đầu tiên sẽ khiến lá bài này nhích được lên 3100 ATK và nếu là Matrix thì sẽ là 3600, đủ để khiến Duo vượt qua được 1 số quái thú to béo khác trong meta bây giờ như Chúa Đảo 3500 chẳng hạn. Và khả năng tiếp theo sẽ được nhớ đến nhiều nhất: nếu nó chém chết 1 quái thú đối thủ thì có thể banish 1 card dưới Mộ để search 1 quái Thunder từ Deck. Tức đây sẽ là 1 pha bổ sung tài nguyên khá ghê gớm, có thể là Hawk để đảm bảo bạn sẽ có Colossus trong Main Phase 2, hoặc nếu đã có Titan thì sẽ là lấy 1 viên đạn Dark hoặc Matrix chẳng hạn. Và khả năng cuối ... cũng là khả năng khó mà sử dụng nhất, nhưng nếu sử dụng được thì đối thủ nào cũng phải thốt lên "nó có khả năng này à??", đó là việc được đặt lại 1 lá bài bị banish về đầu hoặc cuối Deck. Dễ hình dung nhất thì sẽ là lấy lại 1 lá bài đã bị Pot of Desires banish, nhưng trong 1 số trường hợp kinh hoàng hơn thì sẽ là lấy lại những phép khủng như Harpie's Feather Duster mà bạn đã banish trước đó làm cost cho chính Duo. Việc summon không tạo Chain của Duo cũng là 1 lợi thế vì như vậy sẽ khó bị negate summon hơn, dù có vẻ hơi hy hữu. 

Chơi 0-1, thường là 1 vì sẽ tăng khả năng OTK.

Thunder Dragonlord

Cannot be Normal Summoned/Set. Must first be Special Summoned (from your hand) by banishing 1 Level 8 or lower Thunder monster from your hand or face-up field, during the turn a Thunder monster's effect was activated in the hand. Once per opponent's turn (Quick Effect): You can banish 2 cards from your GY, including a Thunder monster, then target 1 Thunder monster you control; your opponent cannot target it with card effects this turn. Once per turn, during your End Phase: You can send 1 "Thunder Dragon" card from your Deck to the GY.

1 mảnh ghép khá bất ngờ trong set Eternity Code vì không ai dám nghĩ là Thunder Dragon vẫn có thể được đút thêm support. Điều kiện summon cũng khá là "khoai" vì nó vừa là điều kiện summon Colossus nhưng cần có thêm 1 Thunder khác (mà level 8 trở xuống... tức bạn không thể banish 1 Lord khác được, khiến cho việc chơi nhiều là khá khó khăn) để banish trên tay hoặc sân, cũng hữu dụng để banish đi Roar hoặc Dark trên tay. Trong End Phase thì bạn có thể ném 1 lá của bộ Thunder Dragon từ Deck vào Mộ để setup trong các turn kế, và cũng chính là để thoả mãn khả năng của lá bài này. Trong turn đối thủ thì có thể banish 2 card (trong đó ít nhất 1 quái Thunder) để target 1 Thunder và làm cho nó không thể bị target trong lượt đó. Việc chống target này sẽ hữu dụng khi bạn có thể đọc được move của đối thủ và nắm bắt được họ sẽ kích phép gì hay summon lá bài nào để chống target, nhưng thực ra điểm "ăn tiền" của lá bài này là việc nó banish card dưới Mộ làm cost: tức gần như sẽ là 1 cách để các Hand Trap của bạn "né" Called by the Grave rất linh hoạt, bằng cách banish chính các Hand Trap đang bị Called target làm cost thì Called sẽ không thể banish được lá bài đó và giúp Hand Trap resolve bình thường. Còn tất nhiên bạn banish được Thunder nào thì cũng đã là lời card rồi. Ngoài ra thì level 9 của lá bài này cũng là 1 yếu tố không tệ để bạn Xyz rank 9 nếu có cơ hội.

Chơi 0-1, thường là 1 để trong 1 số match-up như Shaddoll thì bạn sẽ chưa hẳn là đã muốn tung quái Extra Deck ngay từ đầu.

Thunder Dragon Fusion

Fusion Summon 1 Thunder Fusion Monster from your Extra Deck, by shuffling the Fusion Materials listed on it into the Deck, from among your cards on the field, in your GY, and/or your face-up banished cards. During your Main Phase, except the turn this card was sent to the GY: You can banish this card from your GY; add 1 Thunder monster from your Deck to your hand. You can only use each effect of "Thunder Dragon Fusion" once per turn.

1 trong những phép dung hợp khủng nhất Game bây giờ, bằng cách dung hợp thì ta có thể shuffle lại các nguyên liệu từ field/Mộ/vùng banish (nhưng phải face-up) về Deck, 1 cách tái chế card vô cùng lợi hại. Khả năng còn lại cũng gần như khẳng định rằng thiết kế card bây giờ tốt hơn là phải có thêm effect dưới Mộ, và của Fusion là banish nó trong Mộ (trừ turn nó rơi vào Mộ) để search 1 quái Thunder. Cơ bản nhất sẽ là search Roar và dùng Roar gắp lại chính Fusion ở vùng Banish rồi Fusion ra Titan để liên tục tái chế tài nguyên Deck. Còn trong các trường hợp bạn đã Side Deck tương ứng thì đây có thể là 1 Denko Sekka hoặc Kaiju sấm sét.

Lưu ý: với cách viết như này thì bạn không được Dung Hợp rồi dùng effect Search luôn bằng chính copy đấy, nhưng bạn có thể dùng effect Search rồi Dung Hợp được, tuy cũng không có gì cao siêu cả nhưng là 1 điều cần để nhớ nhé!

Chơi 2, trong 1 số build cũ sử dụng nhiều card disrupt tốn hand như Forbidden Droplet hay Paleozoic Dinomischus thì có thể chơi 3.

Thunder Dragon Colossus

"Thunder Dragon" + 1 Thunder monster 

Must be either Fusion Summoned, or Special Summoned during the turn a Thunder monster's effect was activated in the hand, by Tributing 1 Thunder Effect non-Fusion Monster (in which case you do not use "Polymerization"). Cards cannot be added from the Main Deck to your opponent's hand except by drawing them. If this card would be destroyed by battle or card effect, you can banish 1 Thunder monster from your GY instead.

1 trong những Floodgate biết đi khủng khiếp nhất mà trò chơi này từng cho ra lò. Điều kiện summon khá đơn giản - hoặc là bạn dung hợp sử dụng Thunder Dragon gốc và 1 quái Thunder khác, hoặc là Tribute 1 quái Thunder effect mà không phải Fusion trong turn mà bạn đã kích hoạt effect của 1 quái Thunder từ tay. Khả năng Mistake - cấm search từ Main Deck - khi có mặt Colossus sẽ luôn là 1 "chốt chặn" trong meta, chừng nào mà nó còn sống. Và đáng sợ hơn nữa là Colossus có thể banish 1 quái Thunder từ Mộ để chết thay, khiến cho floodgate này sống dai hơn có thể tưởng tượng rất nhiều. Tất nhiên nhìn thẳng vào vấn đề thì hình thức disrupt này không phải là quá khủng khiếp nhưng đây sẽ là cách để bạn ép đối thủ dồn tài nguyên clear và dùng stat to của Thunder để hạ bệ họ trong các turn sau đấy. Và còn gì đáng sợ hơn khi floodgate nhưng có thể tái chế và summon hết lượt này qua lượt khác nếu chẳng may bị giết chứ?

Chơi 1 (vì đã bị Limited).

Thunder Dragon Titan

3 "Thunder Dragon" monsters 

Must be either Fusion Summoned, or Special Summoned by banishing 1 Thunder monster from your hand and 1 Thunder Fusion Monster you control, except "Thunder Dragon Titan" (in which case you do not use "Polymerization"). When a Thunder monster's effect is activated in the hand, even during the Damage Step (Quick Effect): You can destroy 1 card on the field. If this card would be destroyed by card effect, you can banish 2 cards from your GY instead.

Boss khủng còn lại và là "mũi giáo" nếu như coi Colossus là "tấm khiên". Điều kiện summon cũng rất linh hoạt khi bạn có thể hoặc dung hợp bằng 3 quái Thunder Dragon (khả năng xảy ra thường xuyên nhất) hoặc banish 1 Thunder từ tay và 1 quái Fusion Thunder, trong các trường hợp mà bạn đang có Colossus và Roar hay Dark. Điều kiện summon này giúp bạn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn disrupt mà bạn muốn dùng trong turn đối thủ giữa cấm search hoặc những phát bắn không quá mất công. Khả năng "bắn" của Titan có thể coi là rất độc đáo, khi 1 quái Thunder kích khả năng trên tay thì bạn có thể chain lại khả năng đó bằng khả năng của Titan để bắn 1 card trên sân (không target). Đồng thời, Titan cũng có 1 khả năng bảo kê như Colossus, nhưng chỉ giới hạn ở chết thay khỏi card effect bằng cách banish 2 card dưới Mộ. Nhược điểm này có thể coi như được bù lại bởi chỉ số 3200 khá "béo", và cũng có thể tận dụng bằng rất nhiều cách tấn công cũng như phòng ngự. Những phát Search của Dark là bắn đảm bảo tài nguyên còn phát tăng công của Matrix thì được kích ở cả trong Damage Step, khiến đối thủ không dễ gì có thể vượt qua hàng thủ của ta. Đồng thời, những phát kích Thunder trên có thể được áp dụng để giúp Titan tự hướng phát bắn về bản thân, giúp banish card dưới Mộ, để trigger các khả năng của Thunder hoặc thậm chí là banish các Hand Trap để giúp chúng né Chỉ Tay.

Chơi 3.


II. Các lá bài hỗ trợ quan trọng

Batteryman Solar

If this card is Normal or Special Summoned: You can send 1 Thunder monster from your Deck to the GY. If a Thunder monster(s) is Normal or Special Summoned while this monster is on the field: Special Summon 1 "Batteryman Token" (Thunder/LIGHT/Level 1/ATK 0/DEF 0). You can target 1 "Batteryman" Effect Monster you control or in your GY; this card's name becomes that monster's until the End Phase. You can only use each effect of "Batteryman Solar" once per turn.

Support khá ngạc nhiên trong Flames of Destruction vì nó khá là đơn độc trong thời điểm đấy, cho đến khi Soul Fusion ra mắt thì mới ngộ ra đây chính là support dành cho Thunder Dragon. Đây là 1 trong những normal summon khá cần thiết của Deck, vì nhìn chung việc kích effect của Thunder trên tay thì không khó nhưng để có xác Thunder trên sân thì mới là đáng ngại. Khả năng feed Mộ cũng khá hữu ích để combo với Hawk hoặc đơn giản hơn là Roar gắp lại. Effect đẻ Token này thì khá hữu ích khi đi sau để gia tăng thêm bàn, còn nếu đi trước thì tuy dàn bàn thì cũng thích nhưng effect này lại là bắt buộc, khiến cho người chơi có thể dễ gặp rắc rối với Maxx "C" của đối thủ hơn.

Trong các biến thế nặng về combo Chaos thì có thể chơi 2-3, còn trong các biến thể chơi thuần dựa vào Hand Trap thì chỉ cần 1.

Aloof Lupine

When this card is Normal Summoned: You can banish 1 monster from your hand; banish 1 monster from your Deck with the same Type as that monster. If this card is destroyed by battle, or if this card in its owner's possession is destroyed by an opponent's card effect: You can target 1 of your banished monsters; add it to your hand. You can only use each effect of "Aloof Lupine" once per turn.

Đã từng tồn tại khá nhiều tranh luận giữa việc nên chơi nhiều Aloof Lupine hay Batteryman Solar xem đâu mới là normal summon "tuyển" hơn của bộ Thunder. Và sau khi Hawk bị limit thì cuộc tranh luận này gần như đã ngã ngũ, nghiêng về phía Chó To Chó Nhỏ. Nhược điểm gần như duy nhất của Aloof Lupine là ở việc nó là ... Beast, chứ không phải Thunder, tức không thể hoá được thành Colossus, nhưng những lợi ích nó đem lại cho Thunder vẫn là quá "khổng lồ". Khi bạn Normal summon Chó To Chó Nhỏ, bạn đầu tiên sẽ banish 1 quái thú trên tay làm cost, để banish 1 quái thú từ Deck cùng Type. Hiểu đơn giản là banish 1 Thunder trên tay làm cost để banish 1 Thunder nữa từ Deck cũng được. Việc banish làm cost như thế này trong Thunder thì rất mạnh, vì banish nhưng trigger được các Thunder được ưu tiên hơn rất nhiều lần so với việc tiếp tục giữ nhưng gần như chẳng bao giờ kích nổi. Và banish 2 Thunder cùng lúc có thể xếp Chain để khiến ta đạt effect mong muốn và an toàn trước Chỉ Tay của kẻ thù. Đồng thời, Chó To Chó Nhỏ cũng có 1 khả năng khá là ổn trong cả kèo control đọ tài nguyên, đó là nếu nó chết bởi đối thủ (kể cả bị negate summon và destroy) thì có thể gắp lại 1 quái thú bị banish. Nên nhìn chung thì Chó To Chó Nhỏ sẽ tiếp tục là 1 staple trong Thunder trong tương lai gần.

Chơi 3, trong các biến thể nặng về Chaos có thể cắt xuống 2.

Denko Sekka


Thunder King, the Lightningstrike Kaiju


2 target để search bởi Thunder Dragon Fusion khá ổn, tuỳ matchup và meta hiện tại. Nhìn chung thì nên có Denko Sekka trong Side Deck, còn Kaiju thì để đề phòng meta có nhiều Sky Striker.

Psy-framegear Gamma

Cannot be Normal Summoned/Set. Must be Special Summoned by a card effect. When your opponent activates a monster effect while you control no monsters (Quick Effect): You can Special Summon both this card from your hand and 1 "PSY-Frame Driver" from your hand, Deck, or GY, and if you do, negate that activation, and if you do that, destroy that monster. During the End Phase, banish the face-up monsters Special Summoned by this effect.

Vốn từng được sử dụng vì Allure thành công là vô cùng quan trọng trong bộ Thunder, và với Chaos Space cũng là card rất sợ bị Xuân thì Gamma càng có lí do để được dùng đến hơn.

Gold Sarcophagus

Banish 1 card from your Deck, face-up. During your second Standby Phase after this card's activation, add that card to the hand.

Card duy nhất của bộ Thunder có thể giúp tự chơi chỉ với 1 card, và cũng khá đáng tiếc là đã bị limit rồi.

Chơi 1.

Allure of Darkness

Draw 2 cards, then banish 1 DARK monster from your hand, or, if you do not have any in your hand, send your entire hand to the GY.

1 trong những lợi thế không thể chối từ của Thunder Dragon so với các bộ chơi Allure khác là Allure trong này là lời 1 nếu như banish trúng Dark hoặc Roar. Nên gần như tài nguyên của Thunder nhìn chung là luôn trong trạng thái dồi dào. Đáng tiếc là trong banlist kìm hãm các meta sót lại từ 2018-19 thì Roar và Allure đều bị semi-limited nên cũng đành chấp nhận.

Chơi 2.

Pot of Desires

Banish 10 cards from the top of your Deck, face-down; draw 2 cards. You can only activate 1 "Pot of Desires" per turn.

Vì 1 lần resolve đủ "phỏm" của Thunder Dragon sẽ đưa 1 copy của toàn bộ các card của bộ này ra Mộ hoặc banish, rồi có thể tái chế sau bằng Thunder Dragon Fusion, nên Desires có thể giúp ta tìm hand trap còn lại trong Deck 1 cách dễ dàng hơn. Tuỳ thuộc vào phong cách người chơi.

Chơi 0-3 tuỳ cá nhân.


III. Các Engine giúp Deck Vận Hành tốt hơn

1. Chaos

Chaos Space

Send 1 LIGHT or DARK monster from your hand to the GY; add 1 LIGHT or DARK monster that cannot be Normal Summoned/Set from your Deck to your hand, with a Level from 4 to 8, and with a different Attribute than that monster. You can banish this card from your GY, then target 1 of your banished LIGHT or DARK monsters that cannot be Normal Summoned/Set; place that monster on the bottom of the Deck, then draw 1 card. You can only use each effects of "Chaos Space" once per turn.

Support mới nhất cho song hệ Light và Dark, và tất nhiên là đa số sẽ nghĩ tới Thunder Dragon đầu tiên. Với cost là send 1 quái Light hoặc Dark từ tay vào Mộ thì ta có thể search lên 1 quái Light hoặc Dark mà không thể được Normal Summon/Set với level chạy từ 4 đến 8 và Attribute ngược với quái vừa send. Khả năng còn lại cho phép ta đưa 1 quái Light hoặc Dark mà không thể được Normal Summon/Set về cuối deck để rút 1. Về bản chất thì vẫn là card huề, không phải card lời như Allure và cũng không phải card tự chơi như Gold Sarcophagus. Nhưng dù gì, với Thunder thì việc bộ máy vận hành được vẫn được coi trọng bậc nhất. Trong bộ Thunder nói riêng thì cũng chỉ có sẵn Duo là thoả mãn điều kiện search, nên việc nhét thêm engine bên ngoài để đánh kèm là điều cần thiết, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến ổn định của Deck phần nào. 

Chơi 0 hoặc 2-3.

White Dragon Wyverburster

Cannot be Normal Summoned/Set. Must be Special Summoned (from your hand) by banishing 1 DARK monster from your GY. You can only Special Summon "White Dragon Wyverburster" once per turn this way. If this card is sent from the field to the GY: You can add 1 "Black Dragon Collapserpent" from your Deck to your hand.

Black Dragon Collapserpent

Cannot be Normal Summoned/Set. Must be Special Summoned (from your hand) by banishing 1 LIGHT monster from your GY. You can only Special Summon "Black Dragon Collapserpent" once per turn this way. If this card is sent from the field to the GY: You can add 1 "White Dragon Wyverburster" from your Deck to your hand.

Cặp đôi vừa là Combo starter vừa là Extender vô cùng khủng khiếp của Dragon Link nay cũng đã có thể được sử dụng dễ dàng hơn trong Thunder Dragon. Chúng ta sẽ muốn dùng Chaos Space ném 1 Thunder Dragon hệ Dark xuống để cầm Wyverburster lên và bắt đầu combo của Thunder từ đó. Còn nếu đánh đơn lẻ thì chí ít cặp đôi này cũng có thể đảm bảo 1 Hieratic Seals of Heavenly Spheres. Hoặc nếu ta có thể start bằng Batteryman Solar hay Aloof Lupine thì ta cũng có thêm lựa chọn Rank 4 để gia tăng lock.

Tỉ lệ của cặp rồng này hiện vẫn đang được thử nghiệm khá nhiều:

  • 1 Trắng 1 Đen là tỉ lệ được đa số build bây giờ chuộng nhất, vì nếu vậy sẽ dựa hoàn toàn vào việc search bằng Chaos Space lên và chỉ cần 1 lần sử dụng chúng duy nhất. Vì trong khi combo thì Chaos Space cũng sẽ đá 1 trong 2 về để phục vụ việc search luôn nên thực ra việc chơi nhiều cũng không phải là bắt buộc.
  • 2 Trắng 1 Đen cũng là 1 tỉ lệ mới được sử dụng, vì dù gì bốc chay lên Trắng và Pin cũng đảm bảo ta ra được 1 field khá là khủng rồi.
  • 2 Trắng 2 Đen là tỉ lệ khá "chắc cốp" là ta sẽ tận dụng được effect Search nhiều, nhưng đây cũng là tỉ lệ khá dễ gây brick khi không có Thunder và cặp Rồng này bị kẹt trên tay.

The Chaos Creator

Cannot be Normal Summoned/Set. Must first be Special Summoned (from your hand) by banishing 1 LIGHT and 1 DARK monster from your GY. If you control this card that was Special Summoned from the hand: You can target 3 banished monsters with different names; Special Summon 1 of them, then place the rest on the bottom of the Deck in any order. You can only use this effect of "The Chaos Creator" once per turn.

Đấng Sáng Tạo sau khi đã "đắc đạo" cả 2 mặt Ánh Sáng và Bóng Tối thì đã được nâng cấp sang hình thái Hỗn Mang, với điều kiện Summon Chaos và khả năng extend bàn rất khủng, với việc có thể chọn 3 quái thú đang bị banish khác tên, Special summon 1 và đưa 2 quái còn lại về bottom. Có thể coi đây là vừa là swarm bàn vừa tái chế rất tốt, lại còn là Thunder để có thể được search bằng Fusion nữa. 

Chơi 0-1.

Chaos Dragon Levianeer


Cannot be Normal Summoned/Set. Must first be Special Summoned (from your hand) by banishing 3 LIGHT and/or DARK monsters from your GY. When Summoned this way: You can activate this effect; apply the following effect, based on the Attribute(s) of the monsters banished for the Special Summon, also this card cannot attack for the rest of this turn. 

● Only LIGHT: Special Summon 1 monster from your GY in Defense Position. 

● Only DARK: Shuffle 1 random card from your opponent's hand into the Deck. 

● Both LIGHT and DARK: Destroy up to 2 cards on the field. 

You can only use this effect of "Chaos Dragon Levianeer" once per turn.

1 boss nữa cũng với điều kiện của Chaos, nhưng lần này thì đa dạng về effect hơn 1 chút. Lá bài này có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, từ Giật Tay, Phục Sinh, và Quét Bàn, không quá tệ nhưng đa số các effect này đều không tương tác quá nhiều với bản thân chiến thuật của Thunder và gia tăng số lượng Boss cũng đồng nghĩa là gia tăng khả năng brick tay, nên có lẽ lá bài này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tình của người chơi hơn là ở tác dụng.

Chơi 0-1.


2. Nemeses

Nemeses Flag

You can target 1 of your banished monsters, except "Nemeses Flag"; Special Summon this card from your hand, and if you do, shuffle that target into the Deck. During your Main Phase: You can add 1 "Nemeses" monster from your Deck to your hand, except "Nemeses Flag". You can only use each effect of "Nemeses Flag" once per turn.

Nemeses Corridor


You can target 1 of your banished monsters, except "Nemeses Corridor"; Special Summon this card from your hand, and if you do, shuffle that target into the Deck. You can target 1 of your banished "Nemeses" monsters, except "Nemeses Corridor"; add it to your hand. You can only use each effect of "Nemeses Corridor" once per turn.

Archnemeses Protos


Cannot be Normal Summoned/Set. Must first be Special Summoned (from your hand) by banishing 3 monsters with different Attributes from your GY and/or face-up field. Cannot be destroyed by card effects. You can declare 1 monster Attribute on the field; destroy all monsters on the field with that Attribute, also until the end of the next turn, neither player can Special Summon monsters with that Attribute. You can only use this effect of "Archnemeses Protos" once per turn.

1 Engine khá kì quặc nhưng cũng khá là "hiểm" nếu có thể tận dụng toàn bộ sức mạnh. 2 Nemeses nhỏ đều sở hữu khả năng Special summon bằng cách shuffle 1 quái thú đang bị banish của mình về, Flag thì biết Search các Nemeses còn lại còn Corridor thì bản thân là Thunder - tức có thể tự biến thành Colossus ngay. Protos là 1 boss rất khủng với điều kiện summon không phải là quá khó nếu như bạn chủ động Main các Hand Trap đa dạng Attribute, kết hợp với 2 màu Light-Dark vốn có của Thunder. Protos không thể bị chết bởi card effect và sở hữu khả năng "xoá sổ" 1 Attribute trên sân và không cho 2 người chơi được special summon quái với Attribute đó đến hết turn kế, giúp gần như Stun cực mạnh kẻ thù không chuẩn bị tinh thần để đối mặt với nó.


IV. Decklist tham khảo

1. Phong cách Chaos


2. Phong cách Control Thuần



* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *

Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!

Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!

- Copyright © Mahadoyugi - Powered by Blogger - Designed by mahadoyugi -