Posted by : Unknown

Archfiend có thể gọi là một dòng monster cực cổ trong Yugioh với huyền thoại lừng lẫy một thời Summoned Skull!! Thế nhưng thực ra có một điều lý thú ẩn sau dòng tộc này, đó chính là chúng được mô phỏng theo những quân cờ trong bộ cờ vua xuất hiện từ rất lâu và luôn là một trong những gameboard nổi tiếng nhất. Vậy ẩn sau dáng vẻ ma quỷ, gai góc của Archfiend, điều lý thú ấy được lồng ghép như thế nào đây? Hãy cùng tìm hiểu!



1. TerrorKING Archfiend: Vua

Nếu các bạn đã chơi cờ vua, thì hẳn các bạn sẽ biết vua có sức mạnh như thế nào. Mặc dù đó chính là quân cờ có nước đi hạn hẹp nhưng lại là chìa khóa để chiến thắng và là toàn bộ tất cả những gì bạn phải bảo vệ nếu không muốn thất bại. Và trong dáng vẻ của mình, TerrorKING đã cho thấy đúng phẩm chất, phong cách và dáng vẻ của một vị vua. Có thể chính từ lý do đó mà Terrorking là quái vật có sức tấn công cao nhất trong dàn Archfiend của mình. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ uy nghiêm của vua nào!

Note: Trong luật cờ vua quốc tế, Vua không có thang điểm cho riêng mình bởi nó là sự sống của một quốc gia!




2. InfernalQUEEN Archfiend: Hậu

Đứng ngay sau vua, quân cờ tiếp theo mà ai cũng nghĩ đến, chính là Hoàng hậu. Hoàng Hậu (gọi tắt là Hậu) chính là người luôn "chung gối chung chăn" với vua, chính là quân cờ có những nước đi rộng nhất và cũng chính là 50% sức mạnh của đội quân mà bạn cai quản. Hậu luôn là quân cờ đóng góp nhất rất vào một chiến thắng của bạn, chính vì thế trên sân, giống như vua, nó là duy nhất và là độc nhất! Trong dáng vẻ của mình, InfernalQUEEN mang dáng vẻ rất bí ẩn với chiếc áo choàng tím cổ vành cao, nhưng cũng mang đậm chất nữ tính nhất trong dàn quân mà vua ngự trị. Trong artwork, bà trông giống một người có quyền lực vô cùng đáng sợ phải không?

Note: Trong luật cờ vua quốc tế, Hậu có số điểm tuyệt đối 9/9



3. DesROOK Archfiend: Pháo đài

Trong lịch sử, quân xe có 2 tên gọi, một là ROOK: Giáo sĩ hoặc hai là Castle: Pháo đài. Mặc dù người Việt Nam hay gọi là quân xe, nhưng đó là một cách gọi sai (vì ảnh hưởng từ cờ tướng), nên do vậy, trong giới hạn của bài viết này, chúng ta sẽ gọi theo cái tên chuẩn quốc tế của nó: Pháo đài. Chính vì có cái tên là Pháo đài nên trong cờ vua mới có luật: nhập thành. Đây chính là 1 luật cực hay để hoán đổi vị trí của Vua và Pháo đài nhằm tăng tính "cứng rắn" và vững chắc để bảo vệ Vua. Người chơi sẽ cố gắng nhập thành một cách sớm nhất và hợp lý nhất và bảo vệ thành trì đó một cách thông minh nhất. Trong cờ vua, Pháo đài  được coi là một quân cờ mạnh bởi vì nước đi của nó có độ dài và giới hạn chỉ kém sau mỗi hậu. Trong những thời điểm ngã ngũ của một trận đấu, sau khi 2 bên đã thí Hậu, ai còn nhiều Pháo đài hơn, người đó sẽ nắm nhiều cơ hội chiến thắng.

Note: Trong luật cờ vua quốc tế, Pháo đài có số điểm 5/9



4. DarkBISHOP Archfiend: Giám mục

Tiếp sau Pháo đài, quân cờ mang sức mạnh trung bình đó chính là Giám mục. Trong cách gọi của Việt Nam, chúng ta gọi vị Giám mục với cái tên dân dã... quân Tượng, đây cũng là cách gọi sai lầm do ảnh hưởng của cờ Tướng cổ truyền nước ta. Như chúng ta biết ở châu Âu cổ đại, những vị giám mục luôn có nhiều pháp thuật và luôn là kẻ ma mãnh nhất trong triều đình. Họ luôn tìm cách thâu tóm quyền lực bằng những ma thuật của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có nhiều vị Giám mục sử dụng quyền năng để giúp vua giúp nước vậy. Trong artwork, nhìn cách che áo choàng và cách cầm cây trượng, không khó để nhận ra vị phù thủy đầy nham hiểm phải không?

Note: Trong luật cờ vua quốc tế, Giám mục có số điểm 3/9



5: ShadowKNIGHT Archfiend: Kỵ binh

Kỵ binh là cách chúng ta gọi binh lính sử dụng ngựa. Và chính vì do trên bàn cờ, Kỵ binh được mô tả bằng con ngựa và do ảnh hưởng của cờ tướng nên người Việt Nam gọi dân dã nó là quân Mã. Kỵ binh được coi là quân cờ có nước đi "dị" nhất trong bàn cờ vua và là lá bài duy nhất không thể bị cản trong cờ vua. Do đó, có một chiến thuật sử dụng sự kết hợp giữa Hậu và Kỵ binh nhằm tận dụng sức mạnh tuyệt đối của Hậu và cách biến hóa của Kỵ binh để phá nát đội quân của đối phương. Trong artwork, mặc dù không có con ngựa nào nhưng nhìn dáng vẻ, chúng ta vẫn thấy được chất kỵ binh trong người lính này phải không?

Note: Trong luật cờ vua quốc tế, Kỵ binh có số điểm bằng Giám mục 3/9



6. VilePAWN Archfiend: Binh lính

Binh lính (hay gọi là Tốt) có thể nói là quân cờ có những nét đặc trưng rất đặc sắc trong cờ vua. Nhìn vào cách bày trận trong những trận đánh ngày xưa và trong cách bày trí của cờ vua, chúng ta có thể hiểu Binh lính là những người thế nào, có thể hiểu nôm na là quân tiểu tốt, luôn đứng đầu để làm bia đỡ đạn cho dàn binh hùng tướng mạnh bên cạnh vua. Thế nhưng, với số lượng đông nhất trên sân, đôi khi quân Tốt cũng làm nên chiến thắng.  Trong cờ vua, có một đại kiện tướng nói rằng: "Nếu người chơi cờ bảo vệ được tất cả những quân tốt của mình tới giai đoạn cuối của 1 game, người đó CHẮC CHẮN sẽ giành chiến thắng". Và có một điều rất hay để khiến quân Tốt được đổi đời, đó là khi quân tốt đi đến hàng cuối cùng của đối phương bên kia, bạn có thể "đổi đời" cho Tốt thành Hậu, Pháo đài, Binh lính hoặc là Giám mục. Đó chính là lý do vì sao có câu ngạn ngữ: "Còn một binh một tốt cũng phải chiến đấu". Trong artwork, trông kẻ tiểu tốt này cũng có những nét mạnh mẽ nhất định phải không?

Note: Trong luật cờ vua quốc tế, Binh lính có số điểm thấp nhất: 1/9. Tuy nhiên nếu bạn biết cách kết hơp cả 8 quân tốt lại, bạn sẽ có 8/9. Cũng là một sức mạnh chỉ kém Hậu mà thôi!



7. Checkmate: Chiếu tướng

Đây là một thuật ngữ để báo hiệu rằng Vua của bạn đang bị đang trong tình trạng chuẩn bị bị "thịt" bởi quân cờ của đối phương. Bất kì quân cờ nào cũng có thể chiếu Vua của đối phương. Việc chiếu tướng cần phải được chuẩn bị kĩ càng, tính toán cần thận làm sao để những nước chiếu hiệu quả và sớm đẩy vua vào tình trạng mất nước. Đôi khi, người chơi còn phải thí những quân cờ nhằm tạo ra cái bẫy thuận lợi để chấm dứt trận đấu  bằng những nước chiếu xuất sắc. Bản thân tác giả cũng là một người chơi cờ lâu năm và đã từng giành nhiều danh hiệu trong cờ vua, và chiến thuật mình yêu thích chính là sử dụng thí quân tạo bẫy đánh lừa đối phương để chiếu hết thông minh hiệu quả!!!

Hình ảnh vị vua uy quyền đúng nghĩa cái tên của lá bài Checkmate

Như vậy, sau bài viết này, chúng ta lại biết thêm những điều hết sức thú vị mà nằm ngay cạnh chúng ta giữa 2 boardgame nổi tiếng này. Việc Konami lồng ghép những điều lý thú ấy càng khiến cho Yugioh trở nên hấp dẫn và khiến người chơi cảm thấy hài lòng. Và hi vọng trong những thời gian tới, không chỉ ăn điểm trong mắt những duelist, Yugioh sẽ còn có những bước tiến xa hơn để ăn điểm cả với những người thích chơi gameboard vậy!


* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *

Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!

Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!

Leave a Reply

Quy định chung:
- Mọi Comment sẽ đựợc kiểm duyệt trước khi xuất bản để tránh tình trạng spam hoặc nội dung không lành mạnh.
- Nếu có thể, hãy comment bằng "Google Account" rồi tick vào ô "SUBSCRIBE BY EMAIL" sau khi comment xong để nhận được reply vào MAIL của bạn nhé!
- If you do not speak Vietnamese, comment by English here!
Thank You!

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Mahadoyugi - Powered by Blogger - Designed by mahadoyugi -