- Back to Home »
- Luật Yugioh , tin tức »
- [Luật Yugioh] Hệ Thống Đấu Bài Yugioh (Phần 1)
Posted by :
Haou Judai
Bạn tự tin rằng bạn đã hiểu luật Yugioh? Chỉ cần với một
chút vốn liếng Tiếng Anh chúng ta có thể dịch được eff của bất kì con bài nào.
Nhưng giữa việc hiểu và áp dụng cho đúng vào từng tình huống cụ thể lại là hai
vấn đề khác nhau. Hơn nữa, sự xuất hiện về Synchro và XYZ đã làm thay đổi toàn
bộ hệ thống Dueling, trong đó có Luật bài Yugioh. Chính vì điều này, hôm nay
tôi xin giới thiệu với các bạn:
HỆ THỐNG ĐẤU BÀI YUGIOH
-bài viết dựa theo Yugioh Official Rulebook v.8 Konami-
MENU
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
II. MONSTER CARD
III. SUMMONING MONSTER CARD
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Những điều cần biết bạn cần biết trước khi bắt đầu Duel:
1. Deck (40-60 lá)
Deck (hay còn gọi là Main Deck) là bộ
bài chính bạn dùng để Duel với đối thủ.
+ Mỗi Deck có từ 40 đến 60 lá. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng giữ
cho số lá trong deck của mình 40 hoặc hơn một chút vì bạn không muốn cơ hội là
1/60 để bốc được lá bạn cần. Càng ít lá khả năng draw được key card càng cao.
+ Bạn chỉ có thể có nhiều nhất là 3 bản copy của 1 lá bất kể
trong Deck, Side Deck hay Extra Deck.
Ngoài ra, bạn nên chú ý những lá bị Forbidden (cấm không được
dùng), Limited (chỉ được dùng 1 lá) hay Semi-Limited (được phép dùng nhiều nhất
2 lá) để xếp bài cho đúng luật.
2. Extra Deck (0-15 lá)
Đây là nơi bạn để XYZ Monsters,
Synchro Monsters hay Fusion Monsters (và cả Pendulum Monster khi chúng bị send xuống Graveyard - việc đặt Pendulum Monster này không được tính vào giới hạn 15 card)
+ Mỗi Extra Deck chỉ được chứa tối đa 15 lá.
+ Extra Deck chỉ chứa XYZ Monster, Synchro Monster hay
Fusion Monsters và cả Pendulum Monster khi chúng bị send xuống Graveyard.
+ Extra Deck không được tính trong giới hạn 40-card của Main
Deck (Nôm na, bạn không thể có 25 card trong Main Deck và 15 card còn lại trong
Extra Deck)
3. Side Deck (0-15 lá)
Đây là một Deck đặc biệt mà bạn sử dụng
nó trong 1 trận Match (đánh 3 thắng 2 là thắng chung cuộc). Sau mỗi một Duel
trong một Match, bạn có quyền đổi những lá bài trong Side Deck với Main Deck/Extra
Deck theo hình thức 1 đổi 1.
+ Số lượng card trong Side Deck không được quá 15. Ngoài ra, số
lượng card trong Extra Deck trước và sau khi thay đổi phải được giữ nguyên.
+ Side Deck khá quan trọng trong 1 Match vì thường sau một trận
Duel đối phương có thể đã nằm được chiến thuật của mình. Việc tạo ra bất ngờ là
yếu tố quyết định sống còn trong trận chiến!
4. Những dụng cụ đi kèm trong 1 trận Duel
4.1. Máy tính: Life Point thay đổi rất nhanh chóng trong từng
lượt đấu, nên tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mình chiếc máy tính để tránh những
sai sót không đáng có khi tính điểm. Ngoài ra trong những trận đấu quan trọng,
bạn nên chuẩn bị thêm tờ giấy ghi điểm gốc để chắc chắn hơn nữa.
4.2. Đồng xu: Được sử dụng khi có lá bài yêu cầu “flip a coin”.
4.3. Xúc xắc: Giống như tung đồng xu, một vài lá bài yêu cầu sử
dụng xúc sắc. Hãy chuẩn bị một con xúc xắc chuẩn từ 1 đến 6 nhé!
4.4. Counter: Một vài card yêu cầu “đánh dấu” để theo dõi những
sự kiện nhất định nào đó như: số lượt đấu đã trội qua, sự tăng giảm Level… Để “đánh
dấu”, ta cần một vật gọi là “counter”. Counter có thể là bất kì vật gì có kích
cỡ nhỏ như đồng xu, hay thậm chí xúc xắc cũng có thể dùng làm Counter… Khi sử dụng
Counter, hãy đặt cái “counter” đó lên lá bài yêu cầu.
4.5. Monster Token: Token được sử dụng để tượng trưng cho những
monster được tạo ra bởi card effect. Những vật được sử dụng làm Token phải đảm
bảo có 2 chiều rộng và dài khác nhau để có thể chỉ rõ Battle Position của Token
đó.
4.6. Card Sleeve: Sleeve, hay còn gọi là bọc bài, là một vật bất
ly thân với những lá bài của Duelist. Sleeve sẽ giúp lá bài của bạn không bị
cong hay trầy xước. Một lưu ý nhỏ là những lá bài trong Main Deck phải có
Sleeve giống hệt nhau để tránh việc đánh dấu card.
4.7. Game Mat: Game Mat giúp bạn biết đặt card vào đâu trong
quá trình Duel – Những loại card khác nhau thì được đặt ở những Zone (vùng)
khác nhau. Hình ảnh minh họa sau sẽ giúp bạn nắm rõ vi trí đặt card trong Game
Mat
+ Monster Card Zone: Khu vực bạn đặt monster. Bạn được đặt tối
đa 5 card – tức là, bạn chỉ được phép có tối đa 5 Monster. Có 3 cách đặt
monster bạn vào Zone: face-up Attack Position (tấn công ngửa), face-up Defense
Position (phòng thủ ngửa) hay face-down Defense Position (phòng thủ úp)
+ Spell & Trap Zone: Nơi bạn đặt Spell/Trap Card. Bạn chỉ
được có tối đa 5 card trong khu vực này. Để activate 1 lá bài, bạn sử dụng
Spell/Trap ở trạng thái face-up (ngửa), còn không bạn có thể set chúng xuống ở
trạng thái face-down. Spell Card được đặt ở Zone khi activate, nên bạn sẽ không
thể sử dụng thêm một Spell nữa nếu trên Spell/Trap Zone đã có đủ 5 slot.
+ Graveyard: Khi Monster của bạn bị destroy và khi Spell/Trap
được sử dụng xong, chúng được đưa vào khu Zone này ở thế face-up (ngửa).
Graveyard được coi là “Public Knowledge”, tức là 2 bên đều có quyền biết trong
Graveyard của đối phương có gì. Tuy nhiên, thứ tự card xếp trong Graveyard
không được thay đổi
+ Deck Zone: Khu vực bạn đặt Deck của mình face-down (thế úp). 2 người chơi draw card từ đây. Nếu Card Effect yêu cầu người chơi “reveal card” từ Deck, hãy lấy lượng card ở Top Deck theo yêu cầu, xem chúng rồi đặt chúng lại khu vực này sau khi resolve effect.
+ Field Zone: Đây là nơi người chơi đặt Field Spell Card. Mỗi
người chơi chỉ được có 1 Field Spell Card tại 1 thời điểm (trước đây trên bàn đấu,
cả 2 người chơi chỉ được phép có 1 Field Spell Card). Khi Field Spell Card mới của
bạn activate/set thì Field Spell Card cũ của bạn sẽ bị tự động send to
Graveyard. Field Spell Card không được tính nằm trong giới hạn 5 card
Spell/Trap Zone.
+ Extra Deck Zone: Đặt Extra Deck face-down (thế úp) trong khu
vực này. Bạn có thể xem Extra Deck của bạn trong lúc thi đấu.
+ Pendulum Zone (MỚI): Pendulum Zone gồm có 2 ô, trái và phải và theo 2 màu xanh và đỏ. Nếu các bạn để ý kĩ thì đây cũng chính là 2 màu trên Pendulum Scale của Pendulum Monster (công dụng sẽ được giải thích ở phần sau). Bằng việc đặt 2 Pendulum Monster ở 2 ô trái và phải của Pendulum Zone, bạn đã có đủ điều kiện để chuẩn bị thực hiện Pendulum Summon!
II. MONSTER CARD
2.1. CÁCH ĐỌC THÔNG TIN LÁ BÀI
Xem hình ảnh dưới đây:
2.2 CÁC LOẠI MONSTER CARD
Trong Yu-Gi-Oh!, có 2 loại Monster chính là Normal Monster và Effect
Monster.
1. Normal Monster
Là những quái vật không có khả năng đặc biệt, chủ yếu dựa
vào sức mạnh ATK/DEF
2. Effect Monster
Là những quái vật có khả năng đặc biệt, được chia thành những
loại như sau:
+ Continuous Effect: Effect được active ngay khi lá bài xuất
hiện trên bàn và effect kết thúc khi lá bài đó không còn trên bàn nữa;
Continuous Effect không cần phải activate để có thể apply effect.
As long as this card remains face-up on the field, the effects of all trap cards are negated.
+ Flip Effect: Effect được activate khi monster ở thế face-down
(úp) chuyển sang face-up (ngửa). Một lá bài được coi là sẽ kích họat Flip
Effect khi nó Flip Summoned, bị tấn công khi đang úp, hoặc được flip face-up
lên bởi card effect. Những monster có Flip Effect có effect bắt đầu bằng chữ
“FLIP:” trên lá bài đó.
FLIP: Return up to 2 monsters to their owners’ hand.
+ Ignition Effect: Bạn chỉ có thể activate loại effect này
trong Main Phase của bạn. Có một vài Ignition Effect phải trả cost để activate,
ví dụ như “discard card từ hand”, “Tribute monster”, hoặc” trả Life Points”
You can Tribute this card to target 1 monster on the field; destroy that target.
+ Trigger Effect: Dạng effect này được activate trong một thời
điểm nhất định, ví dụ như “During your Standby Phase…” hay “When this card…”
When this card is Normal Summoned, you can Special Summon 1 level 4 or lower monster from your hand
+ Quick Effect: Đây là loại effect cơ động nhất, có thể
activate trong lượt của mình hay của đối phương (có tốc độ bằng với Spell Speed
2). Thông thường, eff monster có Spell Speed 1. Trước đây dạng effect này được
gọi là Multi-Trigger Effects
During either player’s turn, you can send this card to graveyard to target 1 card in your opponent’s Graveyard; banish that target.
3. XYZ Monster
Bạn Summon XYZ Monster từ Extra Deck của bạn bằng cách
“overlay” (đặt chồng lên nhau) 2 hay nhiều Monster có cùng số Level. Những
Monster sử dụng cho XYZ gọi là XYZ Material (lúc này chúng KHÔNG còn được coi là ở trên bàn nữa).
- Chọn XYZ Monster từ Extra Deck mà có thể Summon ra được, đặt
chồng 2 hay nhiều Monster dùng làm XYZ Material lên nhau trong 1 ô, rồi cuối
cùng đặt lá bài XYZ đó lên trên ô đó.
- Số sao xuất hiện phía bên trái được gọi là Rank, KHÁC SO VỚI
Level. Chính vì vậy, thông thường bạn không thể sử dụng XYZ để Summon ra XYZ
khác.
- Khi quân XYZ yêu cầu bạn “detach” XYZ material, bạn chọn 1
(hoặc nhiều tùy yêu cầu) trong các XYZ Material của lá bài đó rồi đưa nó vào
Graveyard.
4. Synchro Monster
Synchro Monster được đặt trong Extra Deck (hoặc Side Deck –
tuy nhiên, bạn không thể lấy lá bài Synchro Monster từ Side Deck ra để Summon).
Bạn Summon ra Synchro Monster bằng cách send 1 face-up “Tuner” Monster cùng với
các Monster không phải “Tuner” khác (từ trên Field) vào Graveyard. Tuner Monster là những Monster có chữ “Tuner”
xuất hiện ở cạnh Type của Monster đó (có một vài lá bài ghi Type/Synchro/Tuner)
- Special Summon Synchro Monster từ Extra Deck có số sao bằng
với tổng số Level các monster hiện tại cộng lại. Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng xem số Level
có hợp lệ không, người chơi send Synchro Material vào Graveyard và lấy lá bài
Synchro Monster từ Extra Deck đặt lên bàn. Đây được coi là hình thức Special
Summon.
- Tuner Monster và Non-Tuner dùng cho quá trình Synchro được
gọi là Synchro Material Monsters.
5. Fusion Monster
Fusion Monster được đặt trong Extra Deck (hoặc Side Deck –
tuy nhiên, bạn không thể lấy lá bài Fusion Monster từ Side Deck ra để Summon).
Bạn sử dụng “Polymerization” (hoặc các lá bài đặc trưng dùng cho Fusion Summon
khác) để dung hợp các Monsters được ghi trên lá bài Fusion Monster.
- Nếu bạn có đủ Fusion Material Monster được ghi ở Fusion
Monster, bạn được quyền activate lá bài dùng để thực hiện Fusion Summon. Sau
đó, send Fusion Material Monster vào Graveyard, rồi lấy ra lá bài Fusion
Monster thích hợp từ Extra Deck Summon lên bàn (Nếu lá bài dùng để Fusion
Summon yêu cầu send các Material ra nơi khác ngoài Graveyard, bạn vẫn thực hiện
theo yêu cầu lá bài và thực hiện Fusion Summon như bình thường). Cuối cùng, đưa
lá bài dùng để Fusion vào Graveyard
6. Ritual Monster
Ritual Monster là những monster được Special Summon bởi một
lá Spell Ritual Spell Card tương ứng. Ritual Monster được đặt trong Main Deck.
- Thông thường,bạn chỉ có thể thực hiện Ritual Summon khi
trên tay bạn đã có đủ Ritual Spell Card và Ritual Monster, cùng với điều kiện để
thực hiện Tribute đầy đủ (ghi ở trên lá Ritual Spell Card).
- Sau khi activate Ritual Spell Card thành công, bạn MỚI CẦN
thực hiện quá trình Tribute (ghi ở trên lá Ritual Spell Card) bằng cách send
chúng từ hand hoặc trên Field xuống Graveyard. Thực hiện xong, Summon Ritual
Monster lên bàn, rồi cuối cùng, đưa lá bài Ritual Spell Card vào Graveyard.
7. Pendulum Monster
7. Pendulum Monster
Pendulum Monster là những Monster bình thường, cũng giống
như Normal, Effect, Ritual Monster - được sử dụng trong Main Deck. Điểm khác biệt
lớn nhất là Pendulum Monster có thể được đặt ở Pendulum Zone và được coi như là
activate Spell Card. Mỗi Pendulum Monster có Pendulum Scale cần thiết cho việc
Pendulum Summon (sẽ giải thích ở chương sau).
Khi bạn đã có 2 Pendulum Monster ở 2 Zone, bạn đã có thể thực
hiện Pendulum Summon (Đây là hình thức Summon không tạo Chain). Nếu bạn có một Pendulum Monster đặt ở ô màu xanh có Pendulum
Scale là 1, 1 Pendulum Monster đặt ở ô màu đỏ có Pendulum Scale là 8 (như hình
minh họa dưới đây):
- Bạn có thể lấy tất cả (hoặc bao nhiêu tùy thích) những
Monster trên Tay (Hand) có LEVEL TỪ 2 ĐẾN 7 và SUMMON TẤT CẢ TRONG MỘT LẦN!!!
Việc Summon này được gọi là Pendulum Summon và chỉ được thực hiện một lần một
lượt.
*Ví dụ: Bạn đang có ở 2 Pendulum Zone với 2 scale là
1 và 8 (giống hình vẽ). Trên tay bạn có Jinzo, Dark Magician và Gemini Elf. Vậy
bạn có thể thực hiện Summon tất cả những Monster đó trong một lần. Hành động đó
được gọi là Pendulum Summon.
- Nếu Pendulum Monster bị send từ Field vào Graveyard (bởi
battle, effect, Tribute, Synchro, Fusion, Ritual ...) thì bạn đặt lá bài đó ở
thế face-up (ngửa) ở trong EXTRA DECK.
- Ở lần kế tiếp Pendulum Summon (diễn ra trong các turn sau vì
một turn chỉ được thực hiện Pendulum Summon một lần), bạn có thể lấy những
Pendulum Monster ở phần Extra Deck này và Special Summon lên bàn!
III. SUMMONING MONSTER CARD
Summon Monster được chia ra làm 2 loại: “Once Per Turn (1 lần
1 lượt)” và “Nhiều lần 1 lượt”
3.1. ONCE PER TURN (MỘT LẦN MỘT LƯỢT)
- Normal Summon (và Tribute Summon): Bạn Summon ra monster bằng
cách đưa lá bài đó từ trên hand lên Field ở thế Face-up ATK Position. Tuy
nhiên, nếu monster của bạn từ 5 sao trở lên, bạn cần phải Tribute các monster
khác trên bàn để summon nó ra (5, 6 sao tribute 1 monster; 7 sao trở lên
tribute 2 monster). Bạn CHỈ có thể thực hiện Normal Summon (và Tribute Summon)
1 lần 1 turn.
- Set: Bạn Set monster bằng cách đặt lá bài đó ở thế
face-down DEFENSE Position. Nếu monster của bạn trên 5 sao, bạn vẫn phải thực
hiện quá trình Tribute như bình thường. Tất nhiên, bạn chỉ có thể Set 1 lần 1
turn (nếu không có chỉ định nào khác). Cần phải nhớ rằng việc Set này không được
coi là Summon.
BẠN CHỈ CÓ THỂ NORMAL SUMMON HOẶC SET MỘT LẦN MỘT LƯỢT
(Ghi chú: Bạn không thể Normal Summon một lá bài từ tay lên
bàn ở thế face-up DEFENSE Position, trừ khi có yêu cầu đặc biệt nào đó)
3.2. NHIỀU LẦN MỘT LƯỢT
- Flip Summon: Bạn chuyển monster từ face-down DEF Position
thành face-up ATK Position, mà không sử dụng card effect. Lưu ý Flip Summon, bạn
không thể chuyển monster đó từ face-down DEF Position thành face-up DEF (hành động
này gọi là Flip). Bạn có thể Flip Summon nhiều monster trên bàn của bạn trong 1
turn. Tuy nhiên, sau khi monster được flip lên, bạn không thể chuyển nó sang thế
DEF trong turn đó. Monster KHÔNG THỂ được Flip Summoned trong turn mà nó được
Set xuống. Bạn không thể sử dụng effect của monster đó cho tới khi chúng được “ngửa
lên” (face-up).
- Special Summon: Một vài monster có thể Summon lên bàn mà
không cần phải Normal Summon hoặc Set - đây được gọi là Special Summon. XYZ,
Synchro, Fusion, Ritual Summon đều là quá trình Special Summon. Một vài Effect
Monster cũng có những điều kiện đặc biệt cho phép bạn Special Summon chúng lên
bàn – chúng được gọi là “Special Summon Monsters”. Khi Special Summon, bạn có
thể chọn thế (position) cho monster của bạn (face-up ATK hoặc face-up DEF).
- Special Summon bởi card effect: Monster cũng có thể được Special Summon lên
bàn thông qua effect của một lá bài khác. Khác với việc “Special Summon
monster”, bạn không thể sử dụng card effect để Special Summon những “Special
Summon monster” nếu chúng không được Special Summon đúng cách trước. Ví dụ, nếu
bạn send 1 Synchro Monster vào Graveyard mà không Synchro Summon nó trước đó, bạn
không thể Special Summon nó lại được từ Graveyard bằng card effect.
Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!
Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!
* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *
Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!
{ 2 Comments ... read them below or Comment }
Quy định chung:
- Mọi Comment sẽ đựợc kiểm duyệt trước khi xuất bản để tránh tình trạng spam hoặc nội dung không lành mạnh.
- Nếu có thể, hãy comment bằng "Google Account" rồi tick vào ô "SUBSCRIBE BY EMAIL" sau khi comment xong để nhận được reply vào MAIL của bạn nhé!
- If you do not speak Vietnamese, comment by English here!
Thank You!
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteHay nhưng hơi dài
ReplyDelete