**Dịch từ bài viết có tựa đề "Going First v. Going Second" của tác giả Patrick Hoban trên Alter Reality Games (link: http://articles.alterealitygames.com/going-first-v-going-second/)
Luật mới về Draw đã được áp dụng vào ngày 11/7, khi Super Starter Deck: Spacetime Showdown ra mắt. Tác giả thấy có khá nhiều ý kiến về luật này, cũng như những ảnh hưởng của nó đến trận đấu. Chính vì vậy, tôi đợi thêm vài tuần sau thay đổi này để có thể có một cái nhìn tổng quát, khách quan và kinh nghiệm hơn. Và khi đã trải nghiệm thực tế, tôi quyết định chia sẻ những ý kiến cũng như quan điểm riêng của mình về việc Draw sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trận đấu.
Luật mới về Draw đã được áp dụng vào ngày 11/7, khi Super Starter Deck: Spacetime Showdown ra mắt. Tác giả thấy có khá nhiều ý kiến về luật này, cũng như những ảnh hưởng của nó đến trận đấu. Chính vì vậy, tôi đợi thêm vài tuần sau thay đổi này để có thể có một cái nhìn tổng quát, khách quan và kinh nghiệm hơn. Và khi đã trải nghiệm thực tế, tôi quyết định chia sẻ những ý kiến cũng như quan điểm riêng của mình về việc Draw sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trận đấu.
Nhắc lại luật mới: Người đi lượt đầu tiên (First Turn) sẽ chỉ có 5
cards trên tay (luật cũ là sẽ được rút thêm 1 card là 6), người đi lượt thứ 2 (Second Turn) vẫn được Draw như cũ.
I. Ý KIẾN BAN ĐẦU
Tôi tham gia giải Circuit Series Championship với tư tưởng ban đầu “sẽ tốt hơn nếu mình được đi nhì”. Ở giải này, tôi sử dụng deck Sylvans, và chỉ muốn đi First khi hand mình có Sylvan Charity, Kuribandit, hoặc Lonefire Blossom . Có thể có thêm vài card combo khác như Mount Sylvania, Sylvan Hermitree, Miracle Fertilizer, nhưng cứ đơn giản và chắc ăn nhất là 3 card đầu tiên. Nếu tôi Build với 3 Charity, 3 Kuribandit, 2 Lonefire, thì tôi có 72.76% cơ hội mở đầu với ít nhất 1 trong 3 lá trên, 27.24% còn lại sẽ không có lá nào. Nghĩa là xác suất 1/4 game tôi sẽ rất khó dành chiến thắng nếu không thể mở đầu với ít nhất 1 trong những card trên, khi đối phương khá dễ dàng có được Traptrix Myrmeleo hoặc Artifact Sanctum khi họ đi Second.
Nếu tôi đi Second, khả năng mở đầu với 1 trong 8 lá trên tăng lên 79.57% (4/5 games). Đồng thời mình cũng giảm khả năng đối phương rút được Myrmeleo hay Sanctum (vì Opp chỉ có 5 cards). Có vẻ như ta được lợi từ việc đi nhì hơn là đi nhất.
Nhưng rồi tôi đã thay đổi cái ý nghĩ “luôn luôn đi nhì” vì Floodgates ( những card có khuynh hướng anti như: Gozen Match, Rivalry of Warlords, Skill Drain, Mind Drain, Ophion, Macro Cosmos, Imperial Iron Wall, Vanity's Emptiness…). Nếu đi nhì, mình đã cho Opp cơ hội activate những card như Dimensional Fissure hay Macro Cosmos để ngăn mình set up Graveyard. Nếu chọn đi trước mình hoàn toàn có thể lấp đầy Graveyard với các Sylvans trước khi Opp kịp có Fissure hay Macro, đồng thời tạo lợi thế cho Fertilizer và Soul Charge hữu dụng sau này.
Những lá bài có khả năng tạo Floodgate nếu draw được First Turn
II. TÌM HIỂU XÁC SUẤT THỐNG KÊ CHO VIỆC ĐI TRƯỚC-SAU
Hãy dành vài phút để ngẫm nghĩ xem các bài toán về xác suất đã thay đổi như thế nào khi First turn chỉ còn 5 cards thay vì 6.
Đầu tiên là xem xét về điểm khác
biệt nếu bạn không có Upstart Goblin trong deck.
Trước khi luật đổi ( First turn có 6 cards), nếu bạn chỉ có 1 copy của 1 card (ví dụ như trong deck bạn chỉ có 1 lá Veiler), bạn có 15% cơ hội rút được lá đó ngay turn đầu tiên. Bây giờ chỉ còn 5 card, nên cơ hội giảm xuống chỉ còn 12.5%.
Nếu bạn có 2 copies của 1 card trong deck, sẽ là 28.08% cơ hội mở đầu với ít nhất 1 trong 2 lá đó, bạn cũng có 1.92% rút được cả 2 lá đó cùng lúc. Nhưng với luật mới, bạn chỉ còn 23.72% khả năng rút được 1 và 1.28% rút được cả 2.
Nếu bạn có cả 3 copies, cơ hội rút được 1 sẽ là 39.43%, rút được 2 là 5.36% và cả 3 luôn là 0.2%. Còn theo luật mới, cơ hội rút được 1 lá là 33.76%, 2 lá thì 3.64% và hết cả 3 là 0.1%.
Bây giờ hãy xem các con số thay đổi như thế nào nếu bạn
có Upstart Goblin:
Nếu bạn có 1 copy, cơ hội rút được là 16.22%. Còn với luật mới chỉ có 5 card, xác suất giảm xuống còn 13.51%.
Bạn có 2 copies của 1 card trong deck, cơ may rút được 1 là 30.18%. Luật mới thì chỉ có 25.53% khả năng rút ít nhất 1, và 1.5% rút được cả 2.
Khi bạn có cả 3 copies, 42.15% rút được ít nhất 1 trong 3 lá, còn luật hiện tại thì 36.16% cho cơ hội rút được ít nhất 1, 4.25% rút được 2 và 0.13% rút được cả 3.
.
|
|
III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC ĐI SAU
3.1. Bất lợi khi đi nhì:
Floodgates: Như mình đã đề cập, vấn đề việc đi nhì là cho Opp cơ hội tạo Floodgate (thiết lập thế trận "hoàn hảo" và "áp đảo" từ đầu) trước khi mình kịp làm gì.
Khó Auto Wins: Lonefire + Soul Charge, Mermail Abyssteus + Aqua Spirit, hay bất cứ Infernity combos nào, đây là những bước đi chủ lực mà chỉ yêu cầu vài card mà nếu bạn thực hiện thành công sẽ mang lại lợi thế chiến thắng rất cao. Cơ hội tốt nhất để bạn thực hiện chính là lúc trước khi Opp có cơ hội ngăn cản bằng dàn backrows dày đặc. Nếu bạn đi nhì là đã cho Opp cơ hội chặn bạn rồi đấy.
Đối phương có khả năng Auto Wins: Mặt còn lại của vấn đề là khi bạn đi nhì, bạn cũng đã cho Opp cơ hội ra combo tốt nhất của họ khi mà bạn chưa có cơ hội ngăn lại, dẫn đến việc chiến thắng dễ dàng của Opp. Nếu bạn đi đầu, biết đâu chỉ với 1 set card là có thể ngăn Opp lại, thay đổi cục diện trận đấu rồi.
Tăng khả năng rút được card trùng: Có những card mà bạn chỉ muốn rút được 1 như Destiny Hero Malicious hay Reborn Tengu. Rút thêm một card đồng nghĩa tăng khả năng rút trúng card bạn đã có.
3.2. Lợi thế
khi đi nhì:
Tăng khả năng rút được card trùng: Ngược lại, cũng có những lá bạn rất muốn được rút trùng như Reckless Greed chẳng hạn
+1: Một lợi thế hiển nhiên là bạn nhiều hơn Opp 1 card, nhiều card hơn thì sẽ có nhiều lựa chọn trong các bước đi chiến thuật hơn.
Giảm thiểu việc “ngắm” Opp combos: 5 card thì sẽ khó ra combo hơn 6, chẳng ai muốn phải ngắm Opp “quay tay” cả :v
Tăng khả năng rút được card trùng: Ngược lại, cũng có những lá bạn rất muốn được rút trùng như Reckless Greed chẳng hạn
+1: Một lợi thế hiển nhiên là bạn nhiều hơn Opp 1 card, nhiều card hơn thì sẽ có nhiều lựa chọn trong các bước đi chiến thuật hơn.
Giảm thiểu việc “ngắm” Opp combos: 5 card thì sẽ khó ra combo hơn 6, chẳng ai muốn phải ngắm Opp “quay tay” cả :v
IV. GRIND DECK VÀ COMBO DECK
Giờ mọi người cũng đã rõ về lợi – hại của việc đi
nhất hay nhì, chúng ta có thể nghĩ đến cái kết luận – mục đích chính của bài viết:
“First và Second, cái nào tốt hơn?” Để kết bài được, chúng ta cần phân biệt rõ
các thể loại deck hiện nay. Đơn giản và tổng quát nhất, các deck phổ biến hiện
giờ được chia làm 2 loại: Grind deck ( ví dụ như HAT) và Combo deck (Sylvans hoặc
Infernity). Việc phân loại này dựa trên các tiêu chí và cách đánh. Grind deck
thường có nhiều card có khả năng hoạt động đơn lẻ như Fire – Ice Hands, còn
combo deck thì những card thường lệ thuộc vào nhau như Mermail Abysspike. Một điểm quan trọng bạn
cần nhớ nữa là Grind deck thường sẽ không tạo áp đảo ngay từ đầu như Combo Deck.
Các
Matchup
Để tìm ra phương án tốt nhất, ta nên xem xét các deck đối
đầu với nhau như thế nào.
Grind vs Grind: Nếu bạn dùng Grind deck đấu với Grind deck khác, cách đánh thường là card đổi card để chiếm lợi thế, ai có được nhiều hơn sẽ chiếm thế thượng phong.
Grind vs Combo: Matchup này được quyết định bằng số turn mà Grind deck ngăn được Opp không combo. Grind deck thường sẽ tấn công với các monster rồi set backrow, còn Combo deck sẽ cố gắng phá xuyên lớp backrow đó mỗi turn. Khi bị chặn đứng thì Grind deck lại tiếp tục gọi thêm monster để gây thêm thiệt hại. Vòng tuần hoàn cứ tiếp diễn cho đến khi Grind deck không còn trap và không còn khả năng ngăn đối phương combo, hay Combo deck cạn kiệt điểm gốc trước khi họ đánh thủng lớp trap dày đặc đó.
Combo vs Combo: Trong Mirror match này, tất cả đều phụ thuộc vào việc ai set up được field vững chắc trước. Các deck combo mạnh thường sẽ có những card có khả năng trụ field như Felgrand hay search trap của Infernity. Thắng thua thường được quyết định bằng việc ai combo trước.
Grind vs Grind: Nếu bạn dùng Grind deck đấu với Grind deck khác, cách đánh thường là card đổi card để chiếm lợi thế, ai có được nhiều hơn sẽ chiếm thế thượng phong.
Grind vs Combo: Matchup này được quyết định bằng số turn mà Grind deck ngăn được Opp không combo. Grind deck thường sẽ tấn công với các monster rồi set backrow, còn Combo deck sẽ cố gắng phá xuyên lớp backrow đó mỗi turn. Khi bị chặn đứng thì Grind deck lại tiếp tục gọi thêm monster để gây thêm thiệt hại. Vòng tuần hoàn cứ tiếp diễn cho đến khi Grind deck không còn trap và không còn khả năng ngăn đối phương combo, hay Combo deck cạn kiệt điểm gốc trước khi họ đánh thủng lớp trap dày đặc đó.
Combo vs Combo: Trong Mirror match này, tất cả đều phụ thuộc vào việc ai set up được field vững chắc trước. Các deck combo mạnh thường sẽ có những card có khả năng trụ field như Felgrand hay search trap của Infernity. Thắng thua thường được quyết định bằng việc ai combo trước.
V. KẾT LUẬN
Sau khi xem xét hết các yếu tố trên, chúng ta có thể dẫn
đến kết luận rằng: Lựa chọn đi nhất hay nhì, phụ thuộc vào deck mình đang chơi
và deck của đối phương.
1. Grind vs Grind: Đây là matchup định đoạt bằng lợi thế card, việc đi nhì sẽ cho bạn +1 card hơn đối thủ. Tốt hơn nên chọn Second trong matchup này. Grind deck không gặp trở ngại nhiều với các floodgate, nên không sợ việc đi nhì sẽ cho Opp cơ hội ra floodgate. Grind deck cũng không có Auto Wins, nên đi nhì cũng chẳng sợ mất cơ hội chiến thắng.
Grind: nên chọn đi sau
2. Grind vs Combo: Combo deck muốn được Auto
Wins, muốn chiến thắng Opp trước khi Grind deck kịp set backrows. Tương tự,
Grind deck cũng muốn được dàn trap trước khi đối phương combo. Trận đấu quyết định bằng số lượt đi chứ không phải bằng
lợi thế card, nên thêm một card gần như chẳng tác dụng gì bằng việc ra được
Boss chủ lực hay thiết lập phòng thủ để ngăn đối phương. Với những yếu tố trên,
cả Combo deck và Grind deck đều muốn được đi trước trong matchup này.
Grind: nên chọn đi First
Combo: nên chọn đi First
Combo: nên chọn đi First
3. Combo vs Combo: Matchup được quyết định bằng việc ai combo trước, nên ắt hẳn bạn nên dành cho mình quyền được đi trước. Việc +1 hoàn toàn không nghĩa lí gì khi bạn combo hoàn toàn có thể được +3 +4, và hơn hết là thiết lập 1 field vững chắc trước đối thủ 1 bước.
Combo: nên chọn đi First
4. Combo vs Unknown: Combo deck luôn muốn đi trước dù là đấu
với combo deck hay grind deck, nên khi lần đầu bạn đối mặt với đối thủ lạ, bạn
sẽ luôn chọn đi đầu.
Combo: nên chọn đi First
Combo: nên chọn đi First
5. Grind vs Unknown: Grind deck thì không hoàn toàn rõ ràng
như Combo deck, đấu với Combo Deck thì đi trước còn đấu với Grind Deck thì đi nhì. Bản chất của Grind deck thực chất là dần bào mòn lực lượng đối phương, nên tôi thấy việc nên chọn đi nhất sẽ lợi hơn, nếu không may Opp cũng chơi Grind
như mình thì có thể thiệt hơn 1 card thật, nhưng cũng không đến nổi để trận đấu
trôi dạt về hướng đối phương nếu như Opp cầm Combo deck. Vì suy cho cùng, tỉ lệ
thua nếu để đối phương là combo deck đi trước vẫn cao hơn là để Grind deck đi
trước.
Grind: nên chọn đi First
Đến đây ta có thể kết luận rằng, dù bạn đang chơi Deck
gì, hay không biết đối thủ đánh thể loại nào, bạn sẽ luôn muốn đi trước nếu có
thể. Còn việc đi nhì chỉ khi bạn dùng Grind deck đối đầu với Grind deck khác.
Facebook: https://www.facebook.com/mahadoyugi
* Lưu ý: Mahadoyugi luôn ủng hộ việc chia sẽ bài viết để có thể tiếp cận với nhiều độc giả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn khi copy bài viết lên các trang khác phải ghi rõ nguồn Mahadoyugi - Yugioh Blog in Vietnam. Cảm ơn các bạn. *
Let Mahadoyugi link you to the world of Duel Monsters!
Thế giới bài ma thuật còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và chính các bạn, các độc giả của Mahadoyugi, là người tìm ra những sáng tạo đó. Mỗi Share hoặc like của các bạn sẽ là động lực giúp Blog phát triển hơn!
No comments:
Post a Comment
Quy định chung:
- Mọi Comment sẽ đựợc kiểm duyệt trước khi xuất bản để tránh tình trạng spam hoặc nội dung không lành mạnh.
- Nếu có thể, hãy comment bằng "Google Account" rồi tick vào ô "SUBSCRIBE BY EMAIL" sau khi comment xong để nhận được reply vào MAIL của bạn nhé!
- If you do not speak Vietnamese, comment by English here!
Thank You!